Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

EM VỀ







EM VỀ.
                                             tặng Mai Hường

Em về biển trở buồn tênh,
Sóng im tiếng hát bên thềm cát yêu.
Hè buông từng sợi nắng chiều,
Cho trời thu toả đìu hiu mây vàng.
Có gì trong mắt xốn xang,
Dường như biển mặn hoà tan thơ tình.
Có gì óng ả lung linh,
Như “Sóng Khát” tình trong giấc chiêm bao.
Có gì mà dạ xôn xao,
Bao nhiêu chua chát tàng vào”quê xa .
Dẫu lên đến đỉnh Bà Nà,
Rừng xanh tràn ngập ngàn hoa, hửng hờ.
Em về biển lặn vào thơ
                                     Xẻ chía sóng khát ôm  bờ cát yêu.
                                               Mthôngđn

NHỚ CẦU


NHỚ CẦU.
Phạm Minh Thông

Ta xa Cầu bởi vì đâu?
Nhớ Cầu, thức suốt đêm thâu nhìn trời.
Ngỡ ngàng vì mảnh sao rơi,
Dòng sông sóng dậy người người hoan ca.
Tiệc vui khách chưa rời nhà,
Cầu trăng ngả bóng, cầu xa xa dần.


Một đời vì nước vì dân,
Một đời ta đã dấn thân, thôi đành.
Tiếc chi tuổi trẻ đầu xanh,
Chiến trường Nam Bắc tung hoành bốn phương.
Ngày về thăm lại quê hương,
Nhà tôn, vách đất, người thương không còn.
Ra đi lấp biển dời non,
Về quê xưa cũ vẫn còn như xưa.
Bửa cơm vẫn mắm với dưa,
Mái nhà vẫn lợp lá dừa, rạ, tranh.
Xa rồi khói lửa chiến tranh,
Đói nghèo còn đó không đành làm ngơ.

Với Cầu ta chỉ ước mơ,
 Hợp long nối nhịp kịp giờ mừng công.
Tháng ba cầu bắc qua sông,
Đúng ngày hai chín Tây-Đông nối bờ.
Người người lớp lớp hoa cờ,
Mừng vui cầu dệt nên thơ từ rày.
Đời quê nay đã đổi thay,
Đời người, cuộc sống có ngày vươn xa.
Niềm vui đến với mọi nhà,
Còn ai chịu cảnh nhà xa, nhớ Cầu.
Sông còn dò được nông sâu,
Lòng người chiếc bóng qua cầu gió bay.

Cầu ơi! Có nhớ những ngày,
Dầm mưa dãi nắng đêm say lửa hàn.
Mưa nguồn lũ ngập sông tràn,
Lênh đênh trên nước lắp bàn thép quay.
Bập bềnh sóng đẩy bè xoay,
Dòng sông cuốn thợ giữa ngày lũ dâng.
Mồ hôi rơi xuống lòng sông.
Cho cầu quay nối Tây-Đông sông Hàn.
Ngày mai sách đã sang trang ,
Còn ai nhắc đến gian nan thợ cầu.
Nỗi niềm gửi lại ngàn sau,
Mong cho nước mạnh dân giàu, bình yên.
Ngày mai xua hết ưu phiền,
Không còn nắng ngửa mưa nghiêng vào nhà.
Thuyền Rồng kết nối ngàn hoa,
Người người mọi nẻo giao hoà yêu thương.
Nghiêng vai Cầu đón ngàn phương,
Cho thành phố Cảng ngát hương hoa đời

Dẫu cho vật đổi sao dời,
Lòng tin vẫn có thảnh thơi huy hoàng.
Chẳng màng chi cảnh giàu sang,
Chỉ mong cho nước sông Hàn mãi trong.
Cho dù vất vả long đong,
Chân Cầu vẫn chặt đáy dòng sông sâu.








Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

KỊCH BAN ĐÊM THƠ NHỊP CẦU TRI ÂN


Kịch bản:     Chương trình đêm thơ - nhạc:
                    "Nhịp Cầu Tri Ân”
                        Phần lễ:(Thời gian 20 phút)               
    MCnam:  Chương trình Thơ-Nhạc “Nhịp Cầu Tri Ân” xin được phép bắt đầu.
                     (Màn sân khấu cuốn lên . Đèn bật sáng.)
 Mở nhạc tiết mục hát múa “Nhịp cầu ước mơ”.Nhạc sỷ Đình Thậm đã đứng sẳn để điều khiển tiết mục múa hát khi nhạc cất lên.( Biểu diễn hết tiết mục).
 MCnữ: Quý vị và các bạn vừa thưởng thức hết tiết mục hát múa"Nhịp cầu ước mơ” sáng tác của nhạc sĩ,Nguyễn Đình Thậm,biên đạo Nghệ sỷ ưu tú Hoàng Ngọc Chiến do Đoàn ca múa nhạc Đà- Nẵng biểu diễn.               Đêm thơ-nhạc Nhịp cầu tri ân, giới thiệu tập thơ " Nhịp cầu hai thế kỷ” do Hội Nhà Văn Đà Nẵng và Nhà xuất bản Văn Học- văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, Miền Trung Tây Nguyên tổ chức.
MC nam: Chỉ đạo nội dung: nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm, nhà thơ H.Man. Đạo diễn: Nhà thơ Lê Anh Dũng, nghệ sĩ Phạm Đức. Kịch bản: nhà thơ Phạm Minh Thông, nhà thơ Lê Anh Dũng, nhà thơ Trần Mai Hường, Chỉ huy dàn nhạc giám đốc Nhà hát Trưng Vương: Nghệ sĩ ưu tú, nhạc sĩ, ca sĩ Đình Thậm. Với sự tham gia của các nhà thơ, nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên Đoàn ca múa nhạc Đà Nẵng, diễn viên Đội dân ca thuộc Trung tâm VHTT thành phố Hội An, Quảng Nam.
MC Nữ:Về tham dự chương trình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu có nhà thơ Bùi Xuân,Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, nhà thơ Bùi Công Minh Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng,Nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm,Chủ tịch Hội Nhà Văn ĐN, nhà thơ,Kỷ sư Phạm Minh Thông Nguyên Giám đốc Cty Họp Doanh Xây Lắp và Kinh Doanh Nhà QNĐN,Nhà thơ H.Man, Trưởng đại diện NXB Văn Học tại ĐN, MT-TN,đặc biệt còn có Đ/D Đoàn Trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học KT Đà Nẵng và đông đảo anh chị em sinh viên, các văn nghệ sĩ Đà Nẵng, các bạn yêu thơ-nhạc, cán bộ, nhân dân thành phố Đà Nẵng!
MC nam:Cách đây tròn 12 năm, một sự kiện thu hút dư luận toàn xã hội diễn ra trên thành phố Đà Nẵng, làm nức lòng nhân dân Quảng Nam- Đà Nẵng, làm rung động mãnh liệt tâm hồn các văn nghệ sĩ trên thành phố là việc: Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng xây dựng thành công "Cầu quay bắc qua sông Hàn” mở ra cho Đà Nẵng một tâm thế mới, chương sử mới. Chiếc cầu là biểu tượng Đà Nẵng đi lên, đổi mới , đã đang và sẽ cùng nhân dân đưa thành phố Đà Nẵng không ngừng phát triển, trở thành thành phố đáng sống, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, tiếng thơm lan toả khắp mọi miền.
MCnữ:Tập thơ " Nhịp cầu hai thế kỷ” ra đời từ tháng 3-2000 trong dịp khánh thành cầu quay sông Hàn.Song, từ ấy đến nay tập thơ chưa có dịp ra mắt bạn đọc.Hôm nay,được sự nhất trí của Thành uỷ, UBND thành phố Đà Nẵng đã cho phép Hội Nhà Văn thành phố ĐN cùng nhóm biên soạn gồm các nhà thơ Thanh Quế, Kim Huy, Nho Khiêm, Huy Lộc, Phạm Minh Thông, Lê Anh Dũng tuyển chọn, biên tập, Nhà xuất bản Văn Học-Văn phòng đại diện tại ĐN, MT- TN biên tập, tái bản, bổ sung  năm 2010, xuất bản năm 2012 và trân trọng ra mắt tối hôm nay!. Đây là dịp để biểu dương sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên Công ty Hợp doanh Xây lắp Kinh doanh nhà QN ĐN và các đơn vị bạn thi công cầu; tri ân nhân dân, công nhân, cán bộ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã góp tiền của công sức tham gia xây dựng thành công chiếc cầu quay sông Hàn năm 2000, tiếp tục phát huy xây dựng thành công các cây cầu mới to lớn hơn, xinh đẹp hơn.
MC nam:Trân trọng kính mời nhà thơ: Bùi Xuân – Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng  phát biểu ý kiến.
MC nữ: Xin cảm ơn nhà thơ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy ĐN Bùi Xuân, trân trọng kính mời nhà thơ, kỹ sư Phạm Minh Thông –  nguyên giám đốc Cty Hợp doanh Xây lắp và Kinh doanh nhà QN-ĐN, người tích cực, chủ động để xuất bản, tái bản tập thơ Nhịp cầu hai thế kỷ và đề xuất Chương trình Nhịp cầu tri ân lên phát biểu.
MC nam: Xin cảm ơn nhà thơ Phạm Minh Thông.Trân trọng kính mời nhà thơ H.Man - Trưởng đại diện Nhà xuất bản Văn Học tại ĐN, Miền Trung Tây Nguyên có cảm nhận về tập thơ "Nhịp cầu hai thế kỷ” tái bản.( Trường họp bài cảm nhận của anh H.Man trùng với nhiều ý trong bài giới thiệu cuả anh Lê Anh Dũng thì anh H.Man không nói cũng được).
Mc nữ: Xin cảm ơn nhà thơ H.Man,Trân trọng kính mời nhà thơ Lê Anh Dũng,Phó chủ tịch Hội nhà văn thành phố Đà Nẵng đọc lời giới thiệu Tập thơ”Nhịp cầu hai thế kỷ do chính nhà thơ chắp bút.

                           PHẦN HAI(75 phút)
1/ MC nam: Xin cám ơn nhà thơ Lê Anh Dũng"Rằng thương thì thật là thương;Đò đầy Mẹ dặn em đừng có sang”.Nhưng từ khi cây cầu quay được bắc qua  sông Hàn, không những cuộc sống của người dân Đà Nẵng đổi thay từng ngày, mà tình yêu đôi lứa cũng không còn cách trở:"Bây giờ bên nớ bên ni/ Cầu quay đã bắc ngại gì hỡi anh”.Cảm được lời thơ của Phạm Minh Thông, nhạc sỹ Nguyễn Hoàng đã phổ nhạc theo điệu lý qua cầu, kính mời quý vị thưởng thức bài hát:"Qua cầu thương nhau” do tốp nữ cùng vũ đoàn và dàn nhạc của Nhà hát Trưng Vương trình bày.

2/ MC nữ Cây cầu là cảm hứng bất tận của văn nghệ sĩ. Có người nhìn chiếc cầu như chiếc đòn gánh gánh đôi bờ đông vui, có người nhìn chiếc cầu như chiếc tao nôi, hoặc chiếc võng đong đưa trên dòng sông Hàn thơ mộng. Với nhà thơ Trần Trúc Tâm, chiếc cầu mang dấp dấp người mẹ Đà Nẵng Xin mời quý vị thưởng thức bài thơ: " Cây cầu mang dáng Mẹ”của nhà thơ Trần Trúc Tâm qua thể hiện của nghệ sĩ Thanh Hải.
Tiếp theo: Kính mời quí vị thưởng thức bài thơ "Bình minh thành phố” của nhà thơ nữ Lam Giang, qua thể hiện của nghệ sĩ Thanh Hải với dàn nhạc Nhà hát Trưng Vương trình bày.
3/ MCnam:Tiếp theo chương trình mời quý vị thưởng thức bài hát: “ Cây cầu mang dáng Mẹnhạc của Trần Ngọc Sanh, thơ của Trần Trúc Tâm do Ca sỷ Tuấn Anh trình bày.
4/MCnữ: Tiếp theo mời quý vị thưởng thức bài thơ:”Đẹp biết mấy nhịp cầu hai thế kỷ” của Thanh Bình qua giọng Ngâm của THU HƯƠNG.
5/ MC nam: Cầu quay sông Hàn nâng cánh ước mơ, khát vọng, lý tưởng của người Đà Nẵng, như cánh tay của người Mẹ dang rộng chào đón những đứa con xa trở về, như cánh chim vỗ cánh nối nhịp đôi bờ Đông Tây sông Hàn ra biển lớn, nối tình đời, nhịp sống công nghiệp hối hả, đông vui, nối Đà Nẵng với bầu bạn cả nước và thế giới trong xu thế mới hòa nhập, hội nhập để phát triển. Kính mời quí vị thưởng thức bài thơ Theo nhịp cầu quay của nhà thơ Lê Anh Dũng qua thể hiện của Nguyễn Lê Hiền Vy (sinh viên báo chí Khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Đà Nẵng)

/ MC nữ: Con sông Hàn thơ mộng chảy giữa lòng thành phố Đà Nẵng, ví như con sông Seine giữa lòng thành phố Paris hoa lệ, là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà sáng tác nghệ thuật và thi ca. Xin mời quí vị thưởng thức bài thơ Đêm sông Hàn, của tác giả Phạm Đạo- thành phố Hồ Chí Minh- qua thể hiện của nghệ sĩ Văn Nho.
9/ MCnam:Khi chiếc cầu quay sông Hàn vận hành:"Nghiêng vai cầu đón ngàn phương/Cho thành phố Cảng ngát hương hoa đời”; nhưng khi không vận hành, đứng giữa dòng sông, cầu quay dọc, hai cánh dây văng như đôi cánh hải âu, soi bóng xuống dòng sông Hàn giữa đêm thanh gió mát, rung lên trong lòng người nhạc sỹ tài ba Thuận Yến giữa đêm trăng sáng lung linh,trong một dịp về thăm Đà Nẵng.
Kính mời quý vị thưởng thức bài hát: "Cầu trăng sông Hàn, nhạc Thuận Yến, lời thơ Phạm Minh Thông qua giọng hát của ca sỹ Mỹ Phượng, với vũ đoàn và dàn nhạc của Nhà hát Trưng Vương.
7/ MC nữ: Tập thơ "Nhịp cầu hai thế kỷ”tái bản lần này có bài thơ "Nhớ cầu” thật máu thịt, da diết, thể hiện tình cảm và trách nhiệm của người trong cuộc- cán bộ quản lý, kỹ sư xây dựng cầu . "Cầu ơi có nhớ những ngày /Dầm mưa dải nắng đêm say lửa hàn/Ngày mai sách đã sang trang/Còn ai nhớ đến gian nan thợ cầu
Kính mời quí vị thưởng thức bài thơ: Nhớ cầu của nhà thơ, kỹ sư Phạm Minh Thông qua các làn điệu dân ca của quê hương Quảng Nam do Đội dân ca thuộc TTVH thành phố Hội An trình bày.

12/ MC nữ: Anh về với em như sông Hàn gặp biển. Nhớ lạch, hồ hoài vọng nguồn thương. Kính mời quí vị thưởng thức bài hát: "Về với sông Hàn” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, do ca sĩ Mỹ Nương cùng dàn nhạc và vũ đoàn của Nhà hát Trưng Vương trình bày.

 8/ MC nữ:Thành phố như một cánh buồm. Bàn tay mẹ vẫy về phương mặt trời. Kính mời quí vị thưởng thức bài thơ:Thành phố lòng người của nhà thơ Đông Trình qua thể hiện của nhạc sĩ Phan Hạnh với dàn nhạc của Nhà hát Trưng Vương.
9/ MC nữ: Cầu quay bắc qua sông Hàn. Lung linh chiều tối, mơ màng sớm hôm. Tình yêu như một nụ hôn. Hai môi hòa quyện tâm hồn trao nhau. Kính mời quý vị thưởng thức bài hát"Bắc cầu qua sông Hàn của nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa do tốp nam cùng dàn nhạc và vũ đoàn của Nhà hát Trưng Vương trình bày.
10/ MC nam: Cầu quay bắc qua sông Hàn là sự kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế lớn của ĐN, nối thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 và mai sau. Kính mời quý vị thưởng thức bài thơ "Chiếc cầu ghi một dấu son” của nhà thơ Lê Đào qua thể hiện của nhạc sĩ Phan Hạnh.
14/ MC nữ. Có ngọn gió mặn mòi sông biển. Đã nâng anh khôn lớn nên người. Hồn nghệ sĩ mơ màng lang bạt. Để cuối chiều nương gió buông neo. Kính mời quí vị thưởng thức bài thơ "Gió sông Hàn "của nhà thơ Huy Lộc qua thể hiện của nghệ sĩ Thuý Liễu và dàn nhạc của Nhà hát Trưng Vương trình bày.
15/ MC nam: Nhờ cây cầu nối nhịp Sơn Trà với Hải Châu, Thanh Khê, cho Ngũ Hành Sơn với Hòa Vang- Cẩm Lệ, nâng cánh cho tình yêu Đà Nẵng nối với tình yêu đất nước. Xin mời quí vị thưởng thức bài thơ: "Tình yêu nối nhịp” của nhà thơ nữ Thương Huyền qua Giọng Ngâm của nghệ sĩ NgọcNụ và dàn nhạc của Nhà hát Trưng Vương trình bày.
16/ MC nữ:Tiếp theo chương trình mời quý vị thưởng thức bài hát: “Tháng ba qua sông Hàn” nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu do Tốp Nam Đoàn ca múa nhạc Đà Nẵng trình bày.
17/ MC nữ: Chiều rơi trên dòng sông Hàn. Cho em anh vớt mơ màng bóng quê. Đà Nẵng ơi cõi ta về. Nghe tình non nước bộn bề bủa giăng. Kính mời các bạn thưởng thức bài thơ Chiều sông Hàn của nhà thơ Mai Hữu Phước qua sự thể hiện của nghệ sỹ Phương Trinh.và dàn nhạc của Nhà hát Trưng Vương trình bày
18/ MC nữ: Nhà thơ nữ Vạn Lộc ví cây cầu như người yêu đi xa để lấy cảm xúc sáng tác, và tôi, tôi cảm nhận khi phải khép lại chương trình đêm thơ"Nhịp Cầu Hai Thế Kỷ” đầy ấn tượng với những giai điệu nhạc và thơ chan chứa tình người, tình yêu quê hương,đất nước. Tôi xin đọc bài : Thư gửi đi xa của nhà thơ Vạn Lộc.
Cây cầu quay mới dựng
Xoay vòng giữa đêm sương
Em với chiếc cầu ấy.
 Quay quắt vì nhớ thương.

Nước sông Hàn muôn thuở.
Chảy về biển bao la.
Anh khác gì con nước.
Mỗi ngày chảy mỗi xa.
Chiếc cầu quay sông Hàn đã cùng với các cây cầu lịch sử khác như Cẩm Lệ, Hòa Xuân, Thuận Phước, Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Trỗi và sắp tới đây là cầu Rồng để đến những ngả đường rộng mở thênh thang. Kính mời quí vị thưởng thức bài hát: "Đà Nẵng những con đườngnhạc và lời Đình Thậm, bài hát cũng là lời tri ân, lời chào trân trọng của các văn nghệ sĩ Đà Nẵng, của cán bộ công nhân viên Cty Hợp doanh Xây lắp và Kinh doanh nhà QN-ĐN đến với nhân dân thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam anh hùng.
Bài hát do Dàn hợp xướng Nhà hát Trưng Vương trình bày dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ- nghệ sỹ ưu tú Đình Thậm - Giám đốc Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng trình bày.

 Kết thúc.(Toàn thể diễn viên, vũ đoàn , nhạc công ra sân khấu vẫy tay chào khán giả) .

BÀI PHÁT BIỂU ĐÊM THƠ 12/9/2012 TẠI NHÀ HÁT TRƯNG VƯƠNG ĐÀ NẴNG


Bài phát biểu tại đêm thơ-nhạc:
                                                Nhịp Cầu Tri Ân”12/9/2012.”
                                                                                        Phạm Minh Thông
                                                                                  Nguyên Giám đốc Cty HDXL&KDN QNĐN
 
Kính thưa :
                   - Quý vị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thành phố Đà Nẵng.
   - Toàn thể Nhân dân, công nhân, cán bộ của các đơn vị tham   gia Thiết kế, Thi công, cung cấp vật tư, thiết bị và đóng góp công sức tiền của  để xây dựng cầu quay sông Hàn ĐN năm 2000.
  - Các Nhà văn, Nhà thơ,Nhà báo,các Nghệ sĩ,Ca sĩ các đồng chí và các bạn gần xa đã từng quan tâm đến việc thành công trong xây dựng cầu quay sông Hà năm 2000.
Kính thưa Quý vị!
Cầu quay sông Hàn là một chứng nhân lịch sử, là biểu tượng thành công của chủ trương đổi mới nền kinh tế đất nước của Đảng và Nhà nước trên thành phố Đà Nẵng thân yêu của chúng ta.
Nhờ sự nổ lực hết mình của toàn đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng cùng các đợn vị tham gia thiết kế,thi công,chỉ sau1 năm 6 tháng 27 ngày tiến hành thi công xây dựng trên sóng nước sông Hàn,chiến thắng trận mưa lũ lịch sử năm 1999. Cây Cầu được Khánh thành đúng vào dịp nhân dân Đà Nẵng tổ chức Đại Lễ mừng ngày thành phố được hoàn toàn giải phóng khỏi ách thống trị của người nước ngoài: Ngày 29 tháng 3 năm 2000.

Hôm nay,với tư cách Nguyên là Giám đốc Liên Danh xây dựng Cầu quay sông Hàn giữa Cty Cầu 12, thuộc Tổng Cty xây dựng
Công trình giao thông 1, Bộ GTVT. Đơn vị 3 lần anh hùng thời kỳ đổi mới và Cty Hợp Doanh Xây lắp và Kinh Doanh nhà QNĐN, đang có mặt ở đây đồng chí kỹ sư Phạm Văn Anh nguyên Chỉ Huy Trưởng công trường xây dựng cầu quay sông Hàn năm 2000. (xin trân trọng kính mời Phạm văn Anh đứng lên chào nhân dân,cán bộ và lãnh đạo Đà Nẵng cùng đồng nghiệp của đồng chí đã từng lênh đênh trên sóng nước sông Hàn)...
Công ty Hợp Doanh Xây Lắp & Kinh Doanh Nhà QN-ĐN là đơn vị  nhiều năm liền dẫn đầu Ngành xây lắp QN-ĐN,tính đến năm 2000 Cty đã được Nhà nước tặng thưởng:
                 -Một Huân Chương Lao Động hạng Nhất;
                 -Một Huân Chương Lao Động hạng Nhì;
                 -Ba Huân Chương Lao Động hạng Ba và nhiều Bằng Khen, Huy Chương Vàng Chất luợng của các Tổ Chức Nghề Nghiệp trong nước và trên thế giới.
Với bề dày thành tích đã có cùng với việc tổ chức thi công xây dựng thành công chiếc cầu quay bắc sông Hàn năm 2000.Chúng tôi hoàn toàn có cơ sở để tin rằng Nhà nước sẳn sàng phong tặng cho Cty HDXL&KDNQN-ĐN danh hiệu Anh hùng thời đổi mới.
Có được niềm tin đó, là nhờ chúng tôi luôn có sự lãnh dạo của Đảng, sự ủng hộ của Nhân dân, của các ngành các cấp từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước. Đồng thời, Cán bộ, nhân viên, công nhân Cty chúng tôi luôn học hỏi nắm vững  kỹ thuật, kỷ luật,chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, luôn sáng tạo,vận dụng linh hoạt vào thực tế để luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chúng tôi không làm sai.
Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng chân thành biết ơn nhân dân, cám ơn sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước;Cám ơn anh chị em văn nghệ sỹ; các Nhà Văn, Nhà Thơ,Nhà báo đã đem niềm đam mê sáng tạo thơ ca của mình ca ngợi sự ra đời của chiếc Cầu quay sông Hàn để lưu lại danh thơm cho muôn đời sau.

Xin chân thành cám ơn!

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

CHUNG TÔI VÈ QUÊ BÁC- LÀNG SEN

Tôi trở về quê Bác làng Sen

Tôi và anh Phạm Minh Thông mỗi năm ra Hà Nội vài chuyến, thường là đi máy bay, nên xong công việc là trở về Huế, về Đà Nẵng ngay. Lần này, ra họp mặt kỷ niệm 10 năm Bản tin Nội tộc – Thông tin Họ Phạm Việt Nam. Nhằm ngày 16-5. Ngày hôm sau, 17-5, ở Nghệ An khai mạc Lễ hội Làng Sen. Anh em tôi bàn với nhau, phải làm một chuyến về nguồn. Mấy khi hữu duyên thiên lý… hai “in” một trong một chuyến đi xa. Tôi đang bận việc gia đình ở TPHCM nên bay thẳng ra Vinh. Anh Phạm Minh Thông đánh xe từ Đà Nẵng ra đón tôi đi Hà Nội.

Và chúng tôi đã về đình ngoại Thanh Liệt dâng hương Ngài Thượng Thuỷ tổ Phạm Tu trước lúc đến nhà hàng bánh tôm Hồ Tây dự họp mặt kỷ niệm 10 năm. Cuộc vui chưa tàn, nhưng 17h chúng tôi phải bái biệt, tranh thủ chạy vào Thanh Hoá nghỉ đêm, rút ngắn chặng đường để sáng mai, 17-5, kịp có mặt ở Làng Sen.

Tháng 5, thành phố Đỏ tràn ngập hoa phượng đỏ; sen nở hồng khắp Làng Sen, Làng Chùa, chúng tôi hoà trong dòng người tấp nập hành hương về quê hương Bác Hồ kính yêu.


   Cây đa trong khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh


Tôi trở về Quê Bác Làng Sen
Ôi hoa sen đẹp của bùn đen
Làng quen như thể quê chung vậy
Mấy dãy ao chua mảnh đất phèn


Từ Làng Sen về thành phố Vinh, qua những cuộc gặp gỡ, trao đổi, chúng tôi ghi lại được những câu chuyện cảm động về nghĩa tình sâu nặng của Bác Hồ với quê hương xứ Nghệ. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc ba mẩu chuyện nhỏ mà có thể bạn chưa biết, hoặc chưa biết xuất xứ của câu chuyện từng được nghe kể.




Nghệ An "nhà choa"!

Lần ấy, Bác về thăm quê. Đông đủ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Bí thư các huyện được gặp Bác. Mở đầu cuộc gặp gỡ, Bác hỏi:

- Đây là Nghệ An "nhà choa" cả phải không?

Đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, lúc ấy là Chủ tịch UBHC tỉnh, đứng dậy:

- Thưa Bác, ở đây có các đồng chí Tỉnh uỷ viên, Bí thư các huyện, một số Chủ nhiệm HTX và đội trưởng sản xuất tiêu biểu ạ!

Bác lại hỏi: Nam Liên có ai đi đây không?

- Thưa Bác không ạ! - Đồng chí Nguyễn Sĩ Quế trả lời.

Bác ấp bàn tay lên ngực như để tự giới thiệu:

- Nam Liên có Bác đây rồi.

Cả phòng họp cùng cười vui rộn ràng.
Sa Nam trên chợ dưới đò

Có lần, đồng chí Nguyễn Sĩ Quế được gặp Bác tại nhà đồng chí Nguyễn Duy Trinh, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Bác hỏi: Thị trấn Sa Nam bây giờ thế nào rồi chú?

Sau khi nghe đồng chí Nguyễn Sĩ Quế trả lời, Bác mỉn cười thật đôn hậu rồi đọc câu ca dao ngày trước: Sa Nam trên chợ dưới đò... Bác ngậm ngùi quay sang hỏi đồng chí Nguyễn Duy Trinh: Câu gì tiếp theo câu đó chú Trinh nhỉ? Biết là Bác kiểm tra mình, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đọc ngay: Bánh đúc hai dãy thịt bò mê thiên (mê: tiếng địa phương có nghĩa là rất nhiều. Mê thiên có nghĩa là đầy trời - người viết)

Bác và mọi người cùng cười, không ngờ là Bác nhớ kĩ và nhớ lâu đến thế. Rồi Bác lại hỏi: Chú Quế, các món ấy bây giờ có còn nhiều không?

- Thưa Bác! Bánh đúc và thịt bò còn ít nhưng cảnh trên chợ dưới đò thì vẫn nhộn nhịp như xưa.

Bác bảo với mọi người: Ngày xưa ở đó buôn bán tấp nập lắm...


Sa Nam trên chợ dưới đò…

Ai biết "nác" sông Lam...

Lần ấy, Đoàn văn công Quân khu 4 được vào Phủ Chủ tịch phục vụ Bác và các đồng chí trung ương. Chị Minh Huệ, một diễn viên của đoàn, kể lại: Nghe tôi hát xong bài ví đò đưa: Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục, thì mới biết sống cuộc đời răng là nhục là vinh... Bác bảo: Ở Nghệ An người ta gọi là nác chứ không phải là nước mô. Rồi Bác hỏi Mai Tư: Cháu có biết hát phường vải không?

Biết ngày xưa thân mẫu của Bác, bà Hoàng Thị Loan, và cô em gái Hoàng Thị An là cây hát phường vải nổi tiếng trong vùng, nên Mai Tư thưa: Dạ thưa Bác, có ạ! Bác bảo Mai Tư chọn một câu mà các cụ ngày xưa thường hay hát. Mai Tư lúng túng: Dạ thưa, cháu biết hát phường vải nhưng không biết lời cũ ạ! Bác bảo: Thì cháu lấy câu ni để bắt đầu nhé: Khuyên ai chớ lấy học trò... và cháu tiếp lời đi. Mai Tư rụt rè: Dạ thưa Bác, có phải là Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm không ạ ? Bác gật đầu.

Hát theo lối phường vải xong câu ca dao đó Mai Tư lại dừng. Bác bảo: Cháu hát tiếp câu thứ hai đi. Mai Tư lại lúng túng. Bác nhắc:



Lưng dài có võng đòn khiêng

Aó dài đã có lụa hồng vua ban

Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục…

Thuyền em lên thác xuống ghềnh

Nước non là nghĩa là tình… ai ơi!

Mỗi chúng ta, ai ai cũng thấm thía về những lời Bác dạy và sự quan tâm của Bác đối với quê hương xứ sở. Những ai có may mắn được gặp Bác, được nghe Bác trò chuyện lại càng hết sức cảm động. Cảm động từ những cử chỉ, những kỷ niệm, những lời nói rất mực đời thường nhưng đã thể hiện cả một quá trình khổ công rèn luyện và hình thành nhân cách cao cả của bản thân mình.

Phạm Hữu Thanh Tùng

Phạm Minh Thông