Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2008

Sự qua tâm của lảnh đạo các cấp















































Trích PV của các báo với Nguyên GĐ Phạm Minh Thông

Từ khi thành lập đến nay CÔNG TY HỢP DOANH XÂY LẮP & KINH DOANH NHÀ QUÃNG NAM – ĐÀ NẴNG đã thi công hàng ngàn công trìnhtrên 2/3 lãnh thổ Việt Nam và một số công trình ở Lào, Campuchia. Đặc biệt có những công trình quan trọng, đòi hỏi trình đọ và tayu nghề cao như: Trang trí nội thất Phủ Chủ Tích Nước, trang trí nội ngoại thất Hội trường Ba Đình, Lãnh Sự Quán Cộng Hoà Liên Bang Nga, nhà khách Trung Tâm Điều Hoà Năng Lượng và hàng chục công trình khác ở thủ đô. Sau đây là các cuộc trao đổi của các báo với kỹ sư Phạm Minh Thông, Giám đốc công ty.

PV(Báo Doanh Nghiệp) Thưa anh. Từ ngày thành lập công ty đến nay, bất chấp mọi biến động, các anh vẫn trụ vững và ngày cang phát triển. Từ một tỉnh ở xa, công ty đã “qua mặt” hàng chục đơn vị xây dựng lớn để nhận được hợp đồng thi công một số công trình quan trọng vào bậc nhất ở thủ đô. Yếu tố nào đã tạo nên thành công và uy tín đó?

GĐ PMT: Tôi rất tâm đắc với một lời dạy của người xưa. Làm kinh doanh cũng phải biết “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Địa lợi thì dể hiểu rồi, phải không? còn thiên thời, thực chất là nhân thời. Thời cơ do con người tạo ra và nắm bắt lấy. Có những thời cơ chỉ xuất hiện một lần, không nắm bắt được, sự thiệt hại nhiều khi tính không xuể. Trong ba yếu tố đó thì quan trọng nhất là nhân hoà. Bất cứ một doanh nghiệp nàp, trong quá trình vận động, cũng phải có nhiều mối quan hệ: Quan hệ với chính quyền, quan hệ với khách hàng, quan hệ với Doanh nghiệp bạn và quan hệ nội bộ. Có nhân hoà là có tất cả. Bất cứ làm việc ở đâu, và làm với ai, trong nước hay ngoài nước, cơ quan trung ương hay địa phương, đơn vị kinh doanh hay hành chính sự nghiệp, có vốn nhiều hay ít, chúng tôi đều thẳng thắn nêu ra quan điểm của mình đối với khách hàng và từng yêu cầu cụ thể, trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, để hai bên chủ và khách cung nhau chịu trách nhiệm việc thành công hay thất bại của mổi công việc. Đó là đối ngoại, còn đối nội, với cán bộ công nhân viên, bao giờ lãnh đạo chúng tôi cũng nghỉ về quyền lợi của họ. Chúng tôi có một lời cam kết: “Nếu không làm cho cuộc sống CBCNV trong công ty mỗi ngày một nâng cao thì không nên lãnh đạo, dù tôr chức có phân công”. Chính vì thế chúng tôi thu hút nhiều công nhân giỏi, công nhân đến với chúng tôi đều được đãi ngộ xứng đáng với tài năng của mình. Và họ sống với chúng tôi rất trung thực, chúng tôi bình đẳng với nhau trong quan hệ xã hội, thống nhất với nhau trong suy nghĩ và hành động.


PV (Tạp chí kiến trúc) Trong 15 năm qua. Công ty đã làm cho trên 1000 đồ án thiết kế của hàng trăm kiến trúc cư khắp mọi miền đất nước trở thành hiện thực được các kiến trúc sư hài long với tác phẩm của mình, được các cơ quan chủ quản và dư luận khen ngợi. Vậy xin anh cho biết bí quyết nào dẫn đến sự thành công ?

GĐ PMT : Thật lòng thì tôi cũng không hiểu hết và cũng không trình bày một cách đầy đủ nghĩa của cụm từ “bí quyết của sự thành công”. Cách suy nghỉ thô thiển của chúng tôi là: Việc gì, dù nhỏ đến đâu cũng có khối óc và bàn tay của con người. Vậy người lãnh đạo một tổ chức Doanh nghiệp muốn thành đạt phải biêt6s coi trọng con người, phải có chính sách đúng đắn với người lao động. Chính sách của Đảng và NHà Nước đã chỉ rỏ cần có sự hài hoà “3 lợi ích”. Chỉ cần người phụ trách Doanh nghiệp và tập thể quản lý Doanh nghiệp biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo được các lợi ích của người lao động. Sự thành công còn đòi hỏi ở người quản lý Doanh nghiệp sự hiểu biết về kiến thức xã hội học, tâm lý học, và cũng phải ứng dụng nó một cách sáng tạo. Chúng tôi thường nhắc nhau muốn thành đạt trong kinh doanh phải: “TRUNG THỰC TRONG MỌI QUAN HỆ, BIẾT MÌNH BIẾT BẠN TRONG TÍNH TOÁN LÀM ĂN”.


Nhà thơ Trần Tiến Tùng:(Trích trong Tạp chí Đất Quãng) : Xin anh cho biết bí quyết gì làm cho các anh không ngừng lớn mạnh?
GĐ PMT: Công ty chúng tôi từ đầu đến nay đi đúng phương hướng và nhạy cảm với thời cuộc. Ngay ban đầu đã xây dựng được mô hình tổ chức thích hợp, chú trọng đến việc lựa chon con người, những nhà thầu và những công nhân lành nghề. Chúng tôi có định hướng cho kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị đồng thời với việc định hướng cho kế hoạch chăm lo đời sống người lao động, đảm bảo hài hoà 3 lợi ích trước tiên là lợi ích người lao động, còn với khách hàng chúng tôi có phương châm: “TRUNG THỰC TRONG MỌI QUAN HỆ, BIẾT MÌNH BIẾT BẠN TRONG TÍNH TOÁN LÀM ĂN”. Không có gì, kể cả truyền hình, đài phát thanh, báo chỉ quãng cáo cho mình tốt bằng chất lượng công trình do bàn tay mình làm ra. Còn với ngân hàng ư? phải coi trọng việc trả nợ vốn và lãi sòng phẳng là biện pháp tích cực trong quan hệ tạo nguồn vốn. Chúng tôi cứ tâm niệm “khi cho đừng nên nhớ, khi nợ chớ có quên”.

Ý kiến người xây dựng

Ngày 6/10/2007, Hội xây dựng TP.Đà Nẵng đã tiến hành Đại hội Xây Dựng nhiệm kỳ 5 (2007-2012). Tại Đại hội sau khi thông qua các báo cáo, điều lệ và bầu ban chấp hành. Đại hội cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp và các tham luận của các Đại biểu về tham dự. Với mục tiêu là cũng cố kiện toàn tổ chức và phát huy hơn nữa trong sự nghiệp của những người làm công tác quy hoạch-kiến trúc-xây dựng. Đô thị & phát triển kỳ này xin được trích đăng bài tham luận của kỹ sư Phạm Minh Thông, nguyên uỷ viên ban chấp hành khoá 3 của Hội xây dựng Đà Nẵng.

Qua vụ sập cầu cần thơ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia điều tra sự cố sập đường dẫn cầu Cần Thơ do Bộ Trưởng Bộ Xây dựng làm chủ tịch và thành viên là thứ trưởng các Bộ: Công an. Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hội khoa học cầu đường Việt Nam đồng thời Uỷ ban khoa học và Công nghệ của Quốc Hội, đại diện cơ quan khoa học của Nhật Bản tham gia làm rỏ nguyên nhân. Và qua các thông tin của các báo đài chúng ta cũng nhận thấy các Công ty cung ứng lao động cho đối tác đều không qua đào tạo kỹ năng nghề nghiệp đa số lực lượng này được các công ty tuyển dụng từ những nông dân sau mùa gieo gặt, những lao đôngj từ các nơi tìm kiếm việc làm...ít thấu hiểu sự an toàn trong lao động nên dẫn đến sự tổn vong lớn trong thi công. Chính những sự việc qua ở mổi chúng ta với những người có tâm huyết nghề nghiệp phải nhận thấy vai trò đầu tiên của mình là phải biết nghỉ gì, làm gì để đóng góp trong công cuộc xây dựng và kiến thiết Đất nước. Vì vậy trước Đại hội nhiệm kỳ V này (2007-2012) tôi xin phép trình bày 3 ý tưởng không ngoài những mục đích trên.
1. Đội ngũ công nhân lành nghề xây dựng trên thị trường hiện nay rất khan híêm. đặc biệt với tốc độ đô thị hoá lại càng khan hiếm hơn. Nhiều công trình khi chính thức khởi công lúc đầu ai nấy cũng thấy một lực lượng thật hùng hậu nhưng rồi lại vắng tanh chỉ lác đác một vài chục người trên một công trình, từ đó dẫn đến công trình chậm tiến độ thi công, thi công kém chất lượng (ở đây cũng loại trừ nguồn vốn và mức đầu tư trang thiết bị kỹ thuật). Lương thu nhập cho lao động không ổn định và thống nhất, đa số tự phát theo cái cách ở mổi chủ đầu tư nên nảy sinh biến động nơi thiếu nơi thừa.
Vì vậy, trước những diển cảnh ngày càng bộc rỏ sự thiếu hụt của vai trò người thợ, Hội chúng ta nên thành lập một công ty cung ứng và cho thuê lao động xây dựng đã qua đào tạo. Thực tế cho thấy một số nước như: Hongkong, Malai, Singapore nhờ có sự đầu tư phát triển nguồn năng lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng, chỉ trong một thời gian ngắn tái thiết đất nước, họ đã trở thành những “con rồng” châu Á. Yếu tố trở nên hùng mạnh đó là: trình đọ giáo dục, công nghệ, khoa học kỹ thuật.
Cũng như bao nghành khác trong xã hội, người công nhân kỹ thuật xây dựng là một loại hình đặc biệt, được tự do mặc cả giá lao động mà Nhà nước chưa có cơ chế cụ thể. Bởi thế, khi xã hội hoá ngành thi công xây dựngbao nhiêu thì Nhà nước không năm được lực lượng công nhân xây dựng lành nghề bấy nhiêu? Do đó, sự thành lập và cho ra đời công ty cung ứng và cho thuê lao động đã qua đào tạo là điều cần thiết và cấp bách hiện nay. Dù rằng trong thời điểm này chưa có việc làm, nhưng họ sẻ có kỹ năng để đón bắt cơ hội trong bối cảnh hội nhập và cơ hội sẻ đến nhiều hơn khi người lao động được đào tạo có kiến thức, kỹ năng làm việc đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.
2. Phản biện khoa học là một yêu cầu thiết thực nhất của Hội ta với công cuộc tái thiết đất nước hiện nay. Thế nhưng để làm tốt nhiệm vụ “tư vấn-phản biện” chúng ta cần cóhai điều kiện là: Người nói và người nghe.
- Để nói được Hội phải thực sự có cách chuyên gia am tường trong từng lĩnh vực Khoa học xây dựng, tích luỷ nhiều kinh nghiệm, có khả năng nắm bắt được sự phát triển mới của khoa học xây dựng, biết vận dụng các khoa học đó vào thực tiển, có năng lực truyền thụ và thuyết phục để tham gia với Nhà nước trong lĩnh vực “Phản biện khoa học xây dựng”. Hội cần chú trọng và có kế hoạch phát huy kinh nghiệm các chuyên gia này trong hoạt động tư vấn phản biện của Hội.
- Người nghe là các nhà quản lý Nhà nước cần xem việc “Tư vấn phản biện“ là một nhu cầu thựờng xuyên trong công việc quản lý. Thực sự cầu thị, xem ý kiến phản biện của các chuyên gia , các nhà khoa học là rất cần thiết cho quyết sách về chủ trương tái thiết của mình. Ở Thành phố ta, các nhà lãnh đạo đã có quan tâm nhưng chưa coi trọng đúng mức đến “Phản biện khoa học”. Tuy chưa có trường hợp nào trầm trọng nhưng cũng đã để lại cho Thành phố những những hình ảnh chưa đẹp về thẩm mỹ Kiến trúc, về chất lượng các Công trình xây dựng Quy hoạch nói chung. Gần đây UBND Thành phố ban hành Quyết định số 6568 về Quản lý xây dựng mặt tiền đường Trường sa . Nội dung của quyết định này thể hiện một bước tiến mới, thiết thực cho công cuộc quản lý tái thiết Thành phố hiện nay, rất đáng hoan nghênh.Ứơc gì tất cả các đường phố khác cũng có được quyết định tương tự như đường Trường Sa.Thế nhưng, nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy những quy định về : Hình thức Kiến trúc,màu sắc, chiều cao nhà phố mặt tiền...thì sẽ thấy những quy định này chưa đủ tính dứt khoát của một quyết định Nhà nước, người thực hiện sẽ gặp nhiều lúng túng, người dân sẽ phải chờ đợi sự xin cho ý kiến.
3. Đà Nẵng chỉ có khoản 1250 Km2 với khoảng 750.000 dân hiện nay, cho rằng đến năm 2015 Đà nẵng thực sự trở thành Trung tâm Văn hoá Giáo dục;Du lịch Thể thao;Ngân hàng và Ngoại giao của Miền Trung và Tây Nguyên thì dân số có thể tăng đến hơn 1 triệu người, liệu có còn đất để xây dựng nhà như hiện nay cho dân ở không? (Tôi ước tính hiện nay có đến 5% dân số Đà nẵng là người vảng lai từ Miền ngoài và Bắc Miền trung vào đây sinh kế). Hội ta có thể kiến nghị với Thành phố thay vì bán những lô đất đắc địa trên mặt đất trong nội thành như hiện nay, ta bán những không gian “đắc địa” trong nội thành cho những nhà đầu tư nhiều tiền như Ngân hàng hay người nước ngoài, còn dân ở trên những tuyến phố nội thành “đắc địa” này, họ chỉ phải chịu một khoảng lùi nhất định để tăng chỉ giới đường đỏ làm cho đường phố rộng ra , nhà đẹp hơn, còn Nhà nước không phải tốn nhiều tiền đền bù , giải toả, dân không còn thắc mắc , bởi họ vẫn được ở mặt tiền như cũ. Đương nhiên không phải tuyến phố nội thành nào ta cũng làm như vậy.
Trong lỉnh vực kinh nghiệm và thực tiển của đầu Thế kỹ 21 này có một Nhà khoa học già đã nói : “Tôi chống là chống cái không thật, cái giả vờ, chứ cái thể nghiệm thì sao lại chống. Ưu điểm của lớp trẻ là không biết điều, chứ biết điều qúa thì lại trở thành ông già? Vấn đề là cái không biết điều ấy là không biết điều chân thât”.
Tái thiết một Làng, một Xã, một Phường, một Thành Phố là việc làm mang tính lịch sữ xã hội to lớn. Nó gắng liền với nhân cách của những tác giả trong từng giai đoạn lịch sữ đó. Vì vậy, phản biện nghiêm túc của ngày hôm nay là cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Những kinh nghiệm thi công rút ra được

a, Xây dựng mô hình tổ chức dưới sự lảnh đạo của tổ chức Đảng. Trong mô hình đó điều chú ý trước tiên là sự lựa chọn con người và sự chọn lựa đó thật sự khách quan và hiểu biết về họ.
b, Địng hướng cho kế hoạch SXKD đồng thời phải có kế hoạch nâng cao cho người lao động, đảm bảo hài hoà 3 lợi ích, mà trước hết là lợi ích của người lao động với phương châm: “đời sống của nhiều người lao động giỏi trong công ty càng sung túc, công ty càng giàu có”.
c, Giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ công ty và mối quan hệ với khách hàng với phương châm: “Trung thực trong mọi quan hệ, biết mình biết bạn trong tính toán làm ăn”.
d, Chất lượng công trình là người quãng cáo hửu hiệu nhất cho uy tín của công ty. Chúng tôi lấy chất lượng công trình làm đầu. Nhờ đó uy tín công ty ngày càng rộng và cũng từ đó hiệu quả kinh tế đạt được càng cao.
e, Coi trọng việc trả nợ vốn và lãi sòng phẳng cho ngân hàng là biện pháp tích cực nhất trong quan hệ tạo nguồn vốn. Trong vấn đề này chúng ta có câu châm ngôn hóm hỉnh là: “Khi cho thì đừng nên nhớ, khi nợ chớ có quên”.

ĐỂ CÓ MỘT ĐÀ NẴNG XỨNG VỚI TẦM VÓC KHU VỰC

1. Đà Nẵng cần nhanh chóng hình thành mạng lưới giao thông. Đặc biệt là các nút giao thông hiện tại mới chỉ làm được một phần phân luồng giao thông, nhưng cũng chưa thực sự an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Trong tương lai khi dân số Đà Nẵng tăng lên 1.5 – 2 triệu người các nút giao thông hiện nay phải được nâng cấo. Quy trình xây mới các nút giao thông lại được lặp lại một lần nữa ở mức độ cao hơn. Tổ chức tốt các đầu mối giao thông cắt, các nút giao thông giữa các con đường là yêu cầu đặc thù của đô thị văn minh. Các đầu nút giao thông nội thị vừa giải quyết được vấn đề vân chuyển, vừa đem lại kiểu dáng kiến trúc của đô thị. Giao thông nội thị của Đà Nẵng trong tương còn phải tính đến đường ở các độ cao khác nhau trên mặt đất, đường hầm, metro, đường hầm vượt Sông Hàn, vượt đồi núi, đường cầu cao với nhiều mức khác nhau trên mặt đất. Đi trên đường phố Hà Nội, Hải Phòng con người cảm nhận đâu đây mùi hoa cữa nồng nàn; màu hoa phượng rực đỏ. Thiết nghĩ Đà Nẵng cũng cần có những con đường, những màu hoa đặc trưng cho riwng mình.
2. Đà Nẵng cần hoàn thiện hệ thống cung cấp năng lượng được nhiểu là hệ thống cung cấp điện, cung cấp khí đốt. Hiện nay việc cung cấp khí đốt hầu hết bằng phương thức là cung cấp riêng lẻ cho từng hộ gia đình. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã cung cấp khí đốt cho từng đơn nguyên hoặc cho các chung cư riêng lẻ. Đà Nẵng gần như chưa đặt ra việc cung cấp khí đốt cho toàn thành phố theo hệ thống dẫn khí, trạm cung cấp khí, trạm dự trử khí đốt, đặt vấn đề này ra từ bây giờ khi quy hoạch xây dựng các khu dân cư tập trung để đáp ứng được nhu cầu khí đốt cho đô thị có mức dân ngày càng tăng.
Trước mắt việc cung cấp điện năng độc quyền do một công ty
Quốc doanh đảm nhận. Trong tương lai việc cung cấp điện năng và khí đốt cho Đà Nẵng hiện đại chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh trong việc chọn lựa nhà cung cấp điện lên mạng lưới Quốc gia. Cạnh tranh trong việc chuyển tải và cung cấp điện đến từng hộ gia đình. Hệ thống chuyển tải điện cao áp có các đường dây với các mức độ điện áp như hiện nay chắc chắn có sự thay dổi cho phù hợp với sự thay đổi giá trị trên thị trường cung cấp điện năng. Trong tương lai nội thị của một đô thị hiện đại, dân cư đông đúc, mật độ lưu thông dày đặc không thể có đường dây dẫn điện cao áp trên không, mà phải quy hoạch hệ thống ngầm dẫn điện cao áp. Bão xangsame vừa qua đã làm cho các cột điện cao thế có đường dây trên cao tại TP.Đà Nẵng bị quật ngã là một dẫn chứng cho việc cần quy hoạch đường dây dẫn điện ngầm trong nội thị.
Đà Nẵng năm nào cũng hứng chịu 7-12 cơn bão kèm theo mưa lớn. Hệ thống thoát nước bao gồm hệ thống thu gom rác thải, hệ đường dẫn và các công trình xử lí nước thải, xả thoát, tiếp nhận. Hệ thống thu gom và đường ống dẫn ở Đà Nẵng phải là dạng kín bằng đướng ống và cống ngầm, nên đòi hỏi phải quy hoạch hệ thống ống dẫn và cống ngầm kín cùng với qua hoạch mạng lưới giao thông nội thị và phải được thi công đồng bộ với thi công hệ thống giao thông nội thị.
Xử lí nước thải ở đô thị Đà Nẵng là một yêu cầu bứec thiết cho môi trường sống. Bởi Đà Nẵng là một vùng đất được bao bọc bởi biển đông, Sông Hàn và núi. Mức nước Sông Hàn và biển đông so với cao độ mặt bằng của đô thị Đà Nẵng <= 2.5m. Đòi hỏi việc quy hoạch hệ thu gom rác thải , hệ đường dẫn, các công trình xử lý nước thải, công trình xã thoát, tiếp nhận, phải có thời gian khảo sát địa tầng, địa chất thuỷ văn cẩn thận để đảm bảo nguồn sống của các sinh vật và sạch theo tiêu chuẩn cho phép của nước sông Hàn. bởi nước thải (dù là nước thải gì) tại đô thị Đà Nẵng sau khi xử lý đạt yêu cầu phần lớn phải thải ra con sông Hàn xinh đẹp và biển đông.
Phải qua 4 gia đoạn xử lí thì nước thải mới đạt yêu cầu sạch của môi trường. Mổi giai đoạn xử lí đòi hỏi phải có mặt bàng cho các trạm xử lí cùng với hệ thống thiết bị, mặt bằng cho sân phơi bùn, cho lò đốt cặn...cần phải được xác định cụ thể trên mặt bằng quy hoạch các khu dân cư và cần ưu tiên xây dựng để đưa vào cho khu công nghiệp tập trung và khu dân cư hiện có, để cho môi trường đang báo động vì sự ô nhiểm gây ra cho sông Hàn và bờ biển Đà Nẵng. Không làm sao chứng minh được là cư dân Đà Nẵng hiện đang sống trong một môi trường trong lành, bởi khu làng nghề Thuận Phước lúc nào cũng bốc mùi tanh hôi của cá, chất thải của các nhà hàng khách sạn dọc hai bên bờ sông Hàn, bờ biển Thuận Phước, Bắc Mỹ An đã được xử lí đạt tiêu chuẩn theo luật môi trường trước khi thải ra sông, ra biển. Hồ nước Vĩnh Trung, Thạch Gián, Công viên 29-3 trở thành nơi chức nước thải sinh hoạt của cư dân. Không có nhà máy xử lí nước thải tập trung đạt yêu cầu tại các khu công nghiệp lớn. Hồ Bào Tràm nhiều năm nay vẫn là nơi chứa nước thải của khu công nghiệp Hoà Khánh. Vùng Khánh Sơn Đà Nẵng không thể là nơi chứa lâu dài rác thải của Thành Phố Đà Nẵng với phuơng thức xử lí như hiện nay. Một dự án nghiên cứu biến rác thải thành điện năng cho Đà Nẵng là rất cần thiết ngay từ bây giờ.
3. Bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc hiện đại không những đáp ứng được yêu cầu giao tiếp của nhiều cá thể trong cộng đồng mà còn là cơ hội lớn cho kinh tế Đà Nẵng phát triển, trong thời đại lao động trí thức và bùng nổ công nghệ thông tin. Đà Nẵng có đủ điều kiẹn về địa lí để hiện đại thông tin liên lạc. Công trình đầu mối: hệ thống thu phát sóng, mạng lưới phục vụ cần được quy hoạch hoàn chỉnh đồng thời với khu dân cư và khu công nghiệptập trung. Nhanh chóng hiện đại hệ thống công nghệ thông tin làm cho kinh tế Đà Nẵng không những tăng nhanh mà còn tạo cơ hội cho vai trò trung tâm kinh tế thông tin vủa Miền Trung và Tây Nguyên.
4. Để có một thành phố cảng biển hiện đại Đà Nẵng cần phải có chiến lược phát triển nhà ở bền vững. Đay là vấn đề nan giải mà nhà chức trách địa phương còn phải tốn nhiều công của đầu tư và làm việc sòng phẳng với cư dân thành phố. Bởi các khu dân cư của khu vực nội thị hình thành trước ngày NQ33 ra đời đang thiếu trầm trọng các điều kiện sống cần thiết như: thiếu hệ thống giao thông, thiếu nước sạch, thiếu điều kiện sản xuất liên gia cho cuộc sống hàng ngày, thiếu cây xanh, nhà ở chật hẹp, đặc biệt là môi trường sống bị ô nhiểm trầm trọng. Một thành phố hiện đại không chỉ co những kiểu nhà nhue hiện nay, cao thấp tuỳ ý, dọc theo các tuyến đường giao thông để tạo ra phố, Từ bây giờ cần quy hoạch kiểu nhà, cấp nhà, cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư đang sống trong môi trường ô nhiểm. Cũng cần tạo ra các khối phố mới, mà ở đó cư dân sống trong các khu nhà có cấp độ cao thấp khác nhau, tạo thành khối, đan xen với các khu chức năng như: siêu thị, chợ, khu hành chính, khu giải trí, công viên và cây xanh thích hợp.
Đà Nẵng là một thành phố tiêu thụ. Lo sống đủ cho chính mình bắt kịp nhịp sống của khu vực đã là quá khó. Đà Nẵng chỉ có thể trở thành động lực kinh tế cho miền Trung và Tây Nguyên trên các lĩnh vực: giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin, ngân hàng tài chính, du lịch dịch vụ, đầu mối giao thông vận tải và đại diện ngoại giao đoàn.

Chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là tiền đề đảm bảo cho Đà Nẵng phát triển thành một thành phố hiện đại và văn minh. Thiết nghĩ, cần phải xác định tiêu chí cho một Đà Nẵng.

Rừng trong phố

Rừng trong phố là một ý tưởng đẹp của kỹ sư Hồ Duy Diệm (Tổng thư ký Hội Quy Hoạch phát triển đô nthị Đà Nẵng) mà tôi đã có dịp được đọc ntrên Tạp Chí Đô thị & Phát triển. Tiềm năng, Đà Nẵng là một thành phố có thể thực hiện được ý tưởng hay đó. Trăn trở theo ý tưởng quẩn quanh trên các nẻo đường Đà Nẵng để tìm xem ở đâu thể hiện được “Phố giữa rừng” mà tôi hằng mong đợi ấy. Có lần tôi theo taxi đi hết con đường mở quanh đỉnh Sơn Trà, vượt lên Bà Nà – Núi Chúa, ghé vào thung lũng Suối Mơ - Suối Hoa, quay về Non Nước – Ngũ Hành Sơn, thả hồn mơ màng trên con đường Điwnj Ngọc – Sơn Trà, ngắm biển xanh của màu xanh thuỷ mạc, băng qua cầu quay Sông Hàn, cho xe tăng tốc trên quan lộ Nguyễn Tất Thành, men theo triền sông Cu Đê, đắm mình trong khu rừng xanh bạt ngàn dưới chân triền phía nam của đèo Hải Vân để tìm đường lên diỉnh Hải Vân Quan. Đứng nơi đây, nhìn viề Đà Nẵng, biển và rừng như quyện vào nhau, hôn nhau khi triều cường dâng lên, vẩy tay chào khi ông mặt trời sắp ẩn mình vào Núi Chúa và cũng là lúc những đôi trai gái từ trung tâm thành phố kéo nhau ra bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước, Sơn Trà nô đùa với sóng biển.
Rừng trong phố, phố bên biển là một tư duy quy hoạch mong giử được môi trường xanh cho đô thị . Một đô thị khi có rừng trong phố và phố bên biển như cài những bông hoa đẹp. Những con đường dài, quanh co cao thấp khác nhau làm cho phố rộng ra, đường dài thêm. Phố nép bên đường. Đường dẫn con người đến với những đồi cỏ xanh, các hàng cây rợp bóng giữa phố, giữa các siêu thị tấp nập ngưpừi mua kẻ bán, giữa các quãng trường vui chơ của mọi lứa tuổi thanh thiếu niên và người già đều được ngắm mảng trời xanh còn lại và làn gió nhẹ khi chiều dần buồn sau lưng núi.
Phố giữa rừng, rừng bên bờ biển ,à một tư duy quy hoạch của thế kỷ 21. Với nhu cầu phát triển đô thị hiện nay và những hiểm hoạ môi trường người ta quan tâm và thực sự chú ý đến. Tôi xin không bình luận đến thực trạng quy hoạch của thành phố Đà Nẵng hiện tại về cái được và cía chưa được. Thiết nghĩ cũng không cần phải cân đong giữa cái được và chưa được để xem cái này thua kém cái kia bao nhiêu phần trăm. Bởi tư duy khoa học nhất của người làm khoa họcquy hoạch xây dựng là luôn luôn dựa vào cái hiện có định hướng đến tương lai để làm cho cuộc sống xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Thành phố Ban-ti-mo của nước Mỹ chỉ hơn một triệu dân, được xây dựng cách đây gần một thế kỷ, có địa hình núi sông biển gần kề, dân số cũng gần giống như thành phố Đà Nẵng, nhưng với cách làm, cách suy nghĩ cho một tương lai họ đã tính ngay cho việc quy hoạch phố giữa rừng, rừng bên bờ biển xanh, kéo biển vào lòng thành phố, để cho du khách thập phương kéo về đây thưởng ngoạn màu sắc xanh biệc của cây, của nước. Hè cũng như đông với cái lạnh dưới O0C nhưng Ban-ti-mo vẫn không hề thưa thớt người và sắc thái thiên nhiênnên Ban-ti-mo luôn trẻ mãi và đầy hấp dẫn. Vậy phải chăng, việc suy nghỉ đưa rừng vào phố là yếu tố cần phải thực hiện trên bản vẽ mới mong đáp ứng được nhu cầu đời sống xã hội trong điều kiện phát triển hiện đại ngày nay.
Đà Nẵng phát triển nhanh nhưng vẫn chưa muộn cho giải pháp này.

Phạm Minh Thông