Thứ Năm, 21 tháng 8, 2008

DONG BAO DAY TROI

Đà nẵng, ngày 22 tháng 1 năm 2006.

Anh Lê Thế Tiệm kính mến!
Tình cờ đọc trên Báo Vietnamnet, biết được địa chỉ của Anh , tôi vội vả viết máy dòng thư này kính thăm anh và gia đình.Chúc mạnh khoẻ và mọi sự tốt đẹp.
Anh Tiệm kính mến! Vì anh là Thứ trưởng Bộ công an,vàlà người cùng quê Điện bàn, xin phép anh cho tôi được hỏi một vấn đề mà lâu nay có nhiều người xúi tôi khiếu kiện ra toà, kể cả ông Chánh án Toà án nhân dân Đà nẵng , xin anh cho biết tôi có nên khởi kiện hay không?.
Vấn đề là thế này: Toà án tuyên kê biên tài sản và tiền của tôi gửi ở các ngân hàng để thi hành án.Sau khi tôi thi hành án xong, có xác nhận của cơ quan Thi hành án Đà nẵng bằng biên bản đối chiếu “công nợ” giửa tôi và Cơ quan Thi hành án Đà nẵng. Căn cứ để đối chiếu “công nợ” là Bản án của Toà đã tuyên đối với tôi.Thi hành án Đà nẵng thừa nhận là còn phải trả lại cho tôi số tiền 400 trệu đồng và ngôi nhà số 254 Thành phố Tam kỳ QN. Nhà thì còn đó nhưng tiền thì không có trong tài khoản của Thi hành án, tám năm rồi,đến nay tôi vẫn chưa đòi lại được nhà và tiền!. Tôi đến hỏi Cơ quan Điều tra công an Đà nẵng thì được trả lời là số tiền này họ không được lệnh kê biên.Tôi không nghĩ là anh em công an biển thủ số tiền này, nhưng tôi thắc mắc: Nếu công an không kê biên thì toà án lấy tiền đâu để tuyên và ghi vào bản án ?Tôi đến hỏi ông Chánh án toà án nọ, ông ta bảo tôi về làm đơn kiện công an.Vậy xin anh lời khuyên là tôi có nên kiện công an về vụ này hay không? Bởi kiện hay không đều có cái hay cái dở của nó. Tôi nghĩ như vậy, Thưa anh.
Kính chúc anh và gia đình sức khoẻ.
Phạm Minh Thông
Email: hahoangyen.pham@gmail.com

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2008

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

nha_th)_toc_pham_la_qua...


THU-GUI-CHO-CHANH-TOA-PHUC-THAM....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHỈA VIỆT NAM.

Độc Lập Tự Do Hạh Phúc.


****



Đà- nẵng, ngày 11 tháng 8 năm 2008.


Kính gửi: Ông Chánh Toà Phúc Thẩm Toà án Nhân Dân tối cao tại Đà Nẵng.


Thưa Ông! Hơn ba năm nay, kể từ khi được về lại với đời tôi mang bản án Phúc thẩm số 601 ngyày 25,26/10/2001 của Ông dành cho tôi đi gỏ cửa khắp các cơ quan bảo vệ pháp luật từ Trung uơng đến địa phương để xin được trả lại quyền lợi của mình đã được xác định trong bản án.Nhưng tôi đều nhận được câu trả lời là: “ Chỉ có Ông mới giải quyết được các yêu cầu của tôi”.
Những yêu cầu đó là:
1. Xin trả lại ngôi nhà 254 đường Phan Chu Trinh tp Tam kỳ Quảng Nam.Toà tuyên kê biên để thi hành án, còn thừa.( có biên bản của Thi hành án Đà Nẵng xác nhận là phải trả lại cho tôi)
2. Xin trả lại 400 triệu đồng Toà hai cấp đã tuyên kê biên để thi hành án, còn thừa.( có biên bản của Thi hành án Đà Nẵng xác nhận là còn phải trả lại cho tôi)
3. Các khoản tiền tôi và các người khác liên đới đền bù cho Công ty Họp doanh. Toà hai cấp đã chia phần cho từng người phải chịu.( có ghi đầy đủ trong hai bản án sơ thẩm & phúc thẩm). Phần tôi, tôi đã thi hành xong, tại sao Thi hành án Đà Nẵng vẫn khăng khăng bắt tôi phải chịu thay cho người khác cả phần liên đới đã được chia phần và phần không liên đới của những người khác?Tôi hỏi Thi hành án Đà Nẵng thì được trả lời là do Toà Phúc thẩm Toà án Nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên như vậy!.Xin ông cho biết ý kiến .
Vì vậy, tôi làm Đơn này xin được gặp Ông để được nghe Ông giải quyết ba vấn đề nêu trên đây.
Xin chân thành cám ơn Ông!

Người làm đơn,
Công dân: Phạm Minh Thông,
Số nhà 286 Phan Châu Trinh Đà Nẵng



Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

NGHE CAC DAI BIEU QUOC HOI THAO LUAN

Theo rõi một buổi họp các đại biểu Quốc Hội thảo luận về Luật Thuế thu nhập cá nhân, tôi nhận thức Quốc Hội là cơ quan ban hành Luật để cho người dân :Sống, Học tập, Làm việc theo Hiến pháp Pháp luật và để Trị quốc. Nhưng có đại biểu thì dường như không am hiểu là muốn làm Luật thì phải làm như thế nào?. Bắt đầu từ đâu?Cứ nói là vì dân , đóng thuế là để cho dân được hưởng lợi . Nhưng dân được hưởng những gì , hưởng như thế nào, hưởng bằng cách nào,thì có đại biểu không nói được. Không cần phải nói nhiều.Tôi nghĩ Quốc hội chỉ cần nói: “ Đóng thuế là nghỉa vụ của mọi công dân của một nước độc lập, có chủ quyền, ai có thu nhập người đó phải đóng thuế ” Thuế suất thuế thu nhập cá nhân của mọi công dân của nước Cộng Hòa XHCN Việt nam đều như nhau, không phân biệt người thu nhập nhiều hay thu nhập ít,có như vậy mới khuyến khích được người tài, người giỏi hăng say cống hiến cho Tổ quốc.Đất nước ta hiện nay không ít người trên giấy tờ thì mức thu nhập cá nhân là thấp, nhưng thực tế lại rất cao Nhà nước không kiểm soát được.Thuế suất thuế thu nhập cá nhân tính bằng %, có thể từ 0,5 đến 1% theo mức Tổng thu nhập quốc dân hằng năm.Không đưa việc giảm trừ vào luật, vì đó là kẻ hở sinh ra tham nhũng. Người trong diện giảm trừ thuộc đối tượng nào trong gia đình phải nuôi dưỡng , đối tượng đó phải lo. Trường hợp bất khả kháng các đối tượng phải lo không lo được thì Nhà nước điều tiết bằng quỷ"Cứu tế xã hội" hằng năm, thông qua sự đồng thuận của tập thể nhân dân ở địa phương người cần cứu tế sinh sống.Kiểm soát việc thu nhập cá nhân giửa tổ chức với cá nhân; cá nhân với cá nhân như: trả lương , trả thưởng, trả các khoản thu nhập khác bằng hệ thống tài khoản mở tại các Chi nhánh Ngân hàng.Nhà nước quy định mức tối đa mổi lần thu và nạp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của mọi công dân khi có giao dịch bằng tiền mặt.Tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục cho toàn dân biết sử dụng tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng gần nhất cho mình.Có lần tôi mua của một công dân Mỹ bán bánh mỳ ăn sáng trên đường phố New York 1 đô la, người bán sau khi nhận 1 Đô la tiền giấy bằng lấy trong túi mình 0,5 Cent tiền kim loại bỏ vào trong máy tính đặt trên xe đẩy. Thấy lạ tôi hỏi tại sao phải làm vậy, bà ta trả lời ,đấy là tiền đóng thuế cho nhà nước.
Có một Luật thuế thu nhập cá nhân, thể hiện được sự công bằng, công khai,minh bạch, không phân biệt đối xử, không mập mờ theo kiểu giải thích , hướng dẫn, như thế nào cũng đúng luật cả, thì người dân sẽ hăng hái đóng thuế thu nhập cá nhân. Ngân sách Nhà nước nhất định sẽ tăng lên gấp nhiều lần.Còn nếu làm theo kiểu các Đại biểu bàn thảo tại nghị trường Quốc Hội các kỳ họp vừa qua về luật thuế thu nhập cá nhân, thì Ngân sách nhà nước không những sẽ còn thất thu dài dài, mà còn nuôi dưỡng cho tham nhũng tồn tại.
Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu nước, khi có họa xâm lăng, Chính phủ còn rất nghèo, Bác Hồ chỉ ra lời kêu gọi toàn dân mua công trái , góp gạo nuôi quân. Nhân dân cả nước không phân biệt giàu ngèo đều hăng hái đóng góp, vì họ tin tưởng đóng góp hôm nay sẽ có độc lập ngày mai. Còn bây giờ chỉ cần Quốc Hội đưa ra Luật thuế thu nhập cá nhân mà toàn dân đều thấy: “ Hôm nay có sức lao động, có thu nhập cá nhân, thì phải đóng thuế, để ngày mai không còn sức lao động, không có thu nhập cá nhân, thì Xã hội sẽ lo cho ta cuộc sống với mức sống tối thiểu cần cho sự sống".
Riêng đối với người nghỉ hưu, mất sức, có cống hiến cho hai cuộc kháng chiến vệ quốc thì không thu thuế thu nhập cá nhân trong mức lương hưu đã được Nhà nước xác định và tăng cho họ hằng năm (nếu có). Dù cho mức lương hưu này có người cao, người thấp, nhưng đó là giá trị sức lao động và tài năng mà họ đã cống hiến cho đất nước khi có chiến tranh được xác định.
pham_mthong38@yahoo.com

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008

TRÒ CHUYỆN VỚI LINH HỒN XƯA.

Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Chào cháu. Tác giả bài thơ “Còn đây mộ lính thời Cụ Nguyễn Tri Phương”.
Tác giả: Kính chào Cụ. Cháu may mắn được Cụ gọi đến hầu. Xin Cụ dạy bảo ạ !
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Nghe nói cháu làm nghề xây dựng phải không?
Tác giả: Kính thưa Cụ, đúng ạ ! cháu làm nghề xây dựng.
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Cháu tốt nghiệp trường nào?
Tác giả: Kính Cụ, cháu tốt nghiệp truờng Đại Học Xây Dựng từ khóa thứ nhất kia ạ!
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Ra trường năm nào? có rèn nghiệp ở đâu không?
Tác giả: Kính thưa Cụ, cháu tốt nghiệp tận xa xưa hồi thập niên sáu mươi của thế kỷ XX và được đi rèn thêm ở tít tận CCCP kia ạ !
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Giỏi! thế là cháu được Đảng và Nhà Nước ta chăm lo chu đáo, cho học hành đến nơi đến chốn đấy chứ !
Tác giả: Kính thưa Cụ. Đúng đấy ạ ! Cháu thuộc thế hệ con cháu Miền Nam sau thời kỳ chống Pháp, khi cuộc chiến chống Mỹ đến đỉnh khó khăn nhất thì chúng cháu được đưa ra Miền Bắc XHCN để đào tạo cho hạt giống tương lai của Miền Nam sau thời kỳ chống Mỹ đấy Cụ ạ !
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Thế thì cháu thật là may mắn và Ông tin là Cháu không những giỏi chuyên môn, mà lại còn am tường xã hội. Chắc cháu bây giờ tuổi cũng đã cao rồi đấy nhỉ?
Tác giả: Dạ thưa Cụ, cháu đã gần thuộc về lớp người xưa nay hiếm “ sắp thất thập cổ lai hy” rồi đấy ạ!
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Thế mà Cụ Hồ còn phân công cháu ở lại, ngó nhìn con cháu các thế hệ sau. Chắc là cháu giỏi dang trường đời lắm phải không?
Tác giả: Kính Cụ, tai cháu còn nghe được tiếng ồn đến hơn 115 “Đề xi ben”. Còn trường đời thì xưa nay nhờ các nhà xuất bản Đông, Tây, Âu. Mỹ sản xuất, ra tập nào cháu mua thì ít, mà người đời làm quà cho cháu thì nhiều ....nhiều lắm ạ Cháu xếp cao đến 1.5m trong các giá sách của thư viện nhà đấy ạ!
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Ông mừng cho cháu, thế là cháu được Đảng và Nhà Nước ta..à...cái gì nhỉ? à...à.....dạy bảo chu đáo, lại được có nhiều sách cổ, sách kim để .....đọc! Ông mừng cho cháu.
Tác giả: Đội ơn Cụ ạ ! Cụ còn dạy bảo gì cháu nữa không ạ?
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Chứ Cháu có biết cái gàu xúc đất có dung tích 0.45-0.5 m3 gắn trên chiếc xe có máy nổ rùm....rùm, mổi lần nó lia xuống để ngoặm đất, tiếng gầm của xe đào và độ nén của xe tải 18T lăn trên nền đất phát ra tiếng ồn cho xung quanh là bao nhiêu Đề-xi-ben không?
Tác giả: Ạ!......ạ!.....ạ!
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Để Cụ hỏi tiếp, tiếng ồn cần thiết cho sự im lặng trong giấc ngủ của nhân dân thành phố Cháu có biết là bao nhiêu Đề-xi-ben?
Tác giả: Tiếng gầm của xe đào và rùng nén của xe tải thì lớn hơn 115 Đề-xi-ben nhiều lần Cụ ạ! Con người ta chỉ có thể chịu đựng được tiếng ồn từ 91 đến 115 Đề-xi-ben là tối đa kia ạ! Thưa Cụ! Cụ hỏi để làm ạ?
Lính Cụ Nguyễn Tri Phương: Cháu ạ! Hơn 3 tháng nay không biết thành phố Đà Nẵng họ làm gì mà máy đào, máy xúc, ôtô 15-18 tấn, máy hàn, búa tạ ... kéo đến Đào Xúc Cắt Đập Chở đi làm rung chuyển cả vùng đất – nơi hai chúng tôi bị thực dân Pháp chặt đầu đóng cọc cắm xuống vùng đất nhượng địa. Nơi đây.hết thực dân Pháp đến Đế quốc Mỹ dày xéo, mãi cho đến ngày Mỹ cút, Ngụy đầu hàng. Tháng 4-1975 Giang sơn thu về một cỏi.Nhân dân Phường Phước Ninh Đà nẵng xây thành hai nấm mồ lính Cụ Nguyễn Tri Phương tá túc bên đường Hoàng Diệu, những tưởng được yên giấc ngàn thu.Nào ngờ ......sức rung , tiếng ồn...có đến hàng ngàn Đề-xi-ben làm sao chúng tôi chịu nổi?
Tác giả:- Kính thưa Cụ!
Xin Cụ cứ yên tâm.
Vì người ta đang giải toả.
Mộ Cụ sẻ được dời đi.
Không sớm thì chiều.
Và có khi xác Cụ sẽ... được thiêu,
Bởi giá đất nghỉa trang... còn đang lên khủng khiếp...
Chưa dời Cụ đi vì ..lạm phát....phải chờ ..tiền.
Lính Cụ Nguyễn Tri Phưong: Cám ơn Cháu !
Để đó...rồi Ông đi gặp riêng,
Ngưòi chỉ huy giải toả,
Muốn dời nhanh cần phải ...biết... Online!

Phạm Minh Thông
Chuột Mậu Tý; TÂU NGỌC HOÀNG.

Đêm ba mươi Tết , Tết ba mươi,
Ngoc Hoàng nhìn Chuột, Ngọc Hoàng vui.
“Vi rút Tai xanh. Heo than thở,
Tựa đất đào hang, Chuột cười tươi”.
Tâu rằng:
Hơn ba mươi năm, nước nhà thống nhất,
Quanh một vòng nước Việt nam mình,
Tai Chuột nghe,
Rồi đến mắt Chuột nhìn,
“Quan chức Việt đang trổ tài kịch sĩ”:
**


Thi nhau biến xóm thôn thành Đô thị;
Không việc làm gái quê ra phố hỉ;
Để có người làm “ đỉ ” khắp năm châu;

Rừng nguyên sinh thui chột biết là bao;
Đất chua phèn theo thời gian đất chết.
Tàu xa bờ tàu gếch mủi nằm kia.
Dự án này, chương trình nọ xôm xia;
Khen hôm trước , hôm sau ngồi kiểm điểm.

Diệt cờ bạc dưới trên cùng tuốc kiếm;
Tính lại xem, lỗ vốn hết bao tiền?
giặc ngoại xâm dân ta diệt còn yên;
sòng cờ bạc cớ sao không trị nổi?.
Nhà lún đổ bởi chưng vì tổ Mối,
vì nuôi ong tay áo quá lâu rồi.

Nơi nào xưa Kách mạng lấy làm nôi,
đời sống dân vẫn nghèo theo nương rẩy;
cơ sở hạ tầng, còn đấy những khó khăn.
Xoá đói nghèo, bao giấy trắng mực đen;
Dân vẫn sống, nhờ vào trăng nước thuận.

Quỹ đói nghèo người người hưởng ứng;
Xoá đói nghèo được những bao nhiêu?

Thời gian theo Đổi mới sớm chiều;
Như nước chảy mòn dần núi đá.
Mọi người dân ai cũng đều biết cả;
Nói một đường, làm một ngã tràn lan.

Đến kỳ thi báo chí la làng,
cải cách giáo dục, vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Quỹ đào tạo , đào tạo ai, xin nói thiệt;
họ làm gì cho đất nước hôm nay?
Quỹ này chi ra còn để chắp cánh bay;
cho dòng họ cháu con những người quyền chức,
học thành tài họ bỏ nước đi buôn.

Vốn ODA, vay để làm đường
Dự toán một chi ra một rưởi,
đường làm xong , sữa chũa triền miên.
Xây dưng thất thoát, ba mươi phần trăm;
Quốc Hội kêu, lời nằm trong ngăn kéo;
họp lấn sau lại réo rắc ca.!

Chỉ riêng cái chuyện xây nhà;
Bốn cấp hành chính tính thử là bao nhiêu?

Người ta nói ít làm nhiều,
Mình đây thì nói như điều thi nhau.
Nói nhiều nhưng có thói quên mau;
họp trước đã nói , họp sau vẫn còn.
Thí dụ một chuyện cỏn con,
cải cách Tư pháp mãi còn oan sai.
Công an, Toà, Viện dài dài;
Chạy tội , chạy án , chạy bài tạm tha.
Ví như, kết luận thanh tra ,
kết rồi để đó thật là lảng công.
Ví như, việc lấy đất công ,
Mua bán lòng vòng, tiền bỏ tuí ai?
Dự án , Quy hoạch treo hoài,
Đầu tư nước ngoài, nhìn, ngó, rồi ngơ.
Ví như, đánh bắt xa bờ;
dân nghèo ven biển đói mờ mắt trông..
Ví như, xây dựng Segame,
tiền ngàn ngàn tỷ, còn thêm nợ nần?
Ví như,Đô thị cao tầng,
Xây ra rồi để bán quầng , bán quanh.
Tái định cư, đất chạy lần quầng;
Dân ở cao tầng, việc kiếm đâu ra?.

Cò xe, cò đất, cò nhà;
Cò tua du lịch, cò qua cử bầu.
Cơm tù chỉ một xíu thôi,
Thi nhau mà đánh tơi bời Bắc Nam,
để rồi một nhóm quan tham,
bày ra quy hoạch quán cơm không tù.

Nạn cò cao cấp chưa khui,
Cò mua quyền chức cò chui cao dần.
Cò nầy hại Đảng, hại Dân;
An ninh biết đấy, nhưng lần… không ra.
Tiền đi thăm lại, thăm qua;
Đoàn này đoàn nọ, kéo ra nước ngoài,
Công khai tính thử lại coi,
So với giảm nghèo xoá đói là bao.

Dầu khí nay đã đi vào;
Chuyên môn thành thạo.Đồng vào đồng ra,
trước còn ngơ ngác mắt nai;
nay nghề thành thạo, kế liền xuở xoay.
Cổ phần hoá, lợi dụng ngay,
biến của Nhà nước vào tay riêng mình.
Ngẩm thời, ngẩm thế mà kinh;
Tài sản Nhà nước , cổ phần... rồi đi đâu?
Nước nghèo sao lắm người giàu,
Mua rừng, mua đất mua luôn đường tàu.
Tiền mua họ lấy ở đâu?
Phải ngân sách cấp, vòng quay, lầng quầng?

Tổng Công ty Nhà nước rành rành;
Đi mua cổ phần, tiền ấy của ai?
Phải chăng là một chiêu bài;
Mua cơ chế... để dể xài tiền dân?

Cổ phần hoá, hoá cổ phần;
Chia năm xẻ bảy của dân đâu còn.

Có ai từ cổ chí kim;
Thò tay lấy cắp , tự mình chặt tay.?
Vậy nên tham nhũng ngày nay;
Đã thành quốc nạn, có ngày quốc vong.
Cờ bạc, ma tuý, trẻ lang thang,
Hơn ba mươi năm thống nhất vẫn còn như rươi.
Nói ra sợ chúng bạn cười;
Năm ba phần thở, chín mười phần than.

Công việc nội vụ lan man,
Tổ chức càng giảm. Người càng phình ra.
Chẳng nước nào, giống như nước ta.
Cao nhất bốn vị, đông là quá đông.
Mổi vị thêm một văn phòng,
Thành ra công việc hết vòng lại vo;
Ông Cha ta đã bày cho:
Người lo chỉ một cả kho người mần.
Trung ưong,Quốc hội: hai vòng,
Sinh ra cái việc:Quyết trong, Thông ngoài.
Một năm mấy lần họp hẳn hoi,
tiền đâu còn nửa mà đòi tăng luơng.
Đầu mối trực thuộc Trung ương,
Càng nhiều càng tốn tiền lương dài dài.
Rõ là ta chẳng giống ai,
Một đồng thu được, xài hai ba đồng,
Nên người viên chức hết vòng lại vo,
đồng lương chỉ đủ lo cho mình.

Chuột đồng dưới đất xin trình ;
Ngọc Hoàng xem xét dân tình yên thân.
**
*
Bây giờ kể đến nguyên nhân,
Tại sao dưới đất họ mần được ri?
- Thưa Ngọc Hoàng: chẳng khó gì,
Ngẩm trong sữ sách có ghi cả rồi:
Tiếc rằng khi chép:
chữ TÔI,
thành TA,
không sửa,
lại ngồi đấy ca.
Ca rằng: Trời đất của ta;
Rừng vàng biển bạc, đấy là của chung.
Của chung thì đúng là chung;
Quản lý và dùng không rạch ròi ra.
Chẳng ai làm giống như ta:
Quản là tập thể;
Dùng là dùng chung.
Dân chủ: dựa vào số đông,
Tài năng thui chột, đần dần là đây.
Từ khi Bác mất đến nay;
Nghị quyết tập thể giơ tay đều đều,
ý chung mình phải giơ theo.
Cái vòng lẩn quẩn vòng- vèo- vo- ve.
Muốn có dân chủ, phải lắng nghe.
Tránh cho bầu cử , cánh bè, mua quan.
Ta không đa Đảng đàng hoàng;
Cầm quyền Đảng phải rỏ ràng, công khai,
Lâu nay bầu cử rứa hoài,
Đảng thì quyết trước, sau dân mới bầu.
Sinh ra cái chuyện vàng, thau,
Năm năm đến lượt anh vào tôi ra.
Cái TÔI,
Với lại cái TA,
phải lo thu vén theo đà làm quan.
Thế nên tham nhũng tràn lan:
Anh có;
Tôi được;
Dưói mang;
Trên cầm.
Năm Heo tuy có quyết tâm,
Diệt trừ tham nhũng, nhưng mần chưa xong,
-“vì con Vi-rút Tai xanh”…lình xình.
Xuân này Chuột quyết hy sinh,
Đào đổ cột đình của bọn tham quan

Việt nam nay được đàng hoàng;
Năm Châu, bốn biển bạn bè ngợi ca,
Công đầu nhờ có Đảng ta.
Dân giàu, nước mạnh cơ đồ dọc ngang.
Thế nhưng.......,
****
Vậy xin kính cáo Ngọc Hoàng;
-Chuột lui!
Príson Hoason 2004
Danang Cty 2007.
Ghi theo lời Chuột Cống




.