Thứ Hai, 15 tháng 12, 2008

MUA XUAN- COI NGUON NOI NHO

MUÀ XUÂN - CỘI NGUỒN NỔI NHỚ.

Ai đi không nhớ quê hương,
Sẽ không có được tình thuơng Mẹ hiền.

Mẹ hiền là cội nguồn nổi nhớ của mổi chúng ta.Thế nhưng, bên cạnh mẹ hiền, Làng cội luôn gieo trong lòng người nổi nhớ khôn nguôi.Tôi rời làng quê ra đi chống Pháp khi tuổi đời còn rất nhỏ.Lý lịch quân nhân của tôi thời chống Pháp ghi sinh ngày 1/1/1938 tại thôn Trung Phú, làng La Qua, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Đó là tên gọi quê tôi sau Cách mạng tháng tám năm 1945. Trước Cách mạng tháng tám làng La Qua thuộc Tổng Hạ Nông, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Làng La Qua được bao bọc một phần bởi triền sông Thu Bồn và Vĩnh Điện. Thôn Trung Phú chạy doc theo quốc lộ Ia đoạn nối tiếp đường nhựa từ thị trấn Vĩnh Điện đi vào Duy Xuyên và xuống phố cổ Hội an. Người dân làng La Qua có phong cách sống nửa Chợ, nửa Quê. Bám dọc theo hai con đường rải nhựa, hằng ngày xe cộ ngược xuôi, dân quê tôi đi chợ là ra phố Huyện. Thị trấn Vĩnh điện, Chợ Vĩnh điện luôn tấp nập kẻ bán người mua. Trước năm 1945 Chính phũ Nam Triều còn thiết lập ở quê tôi Dinh cơ của tỉnh đường Quảng Nam thời thuộc Pháp, dưới sự bảo hộ của Pháp quốc. Tỉnh đường được xây dựng trên diện tích rộng hàng chục hectare đất. Có 4 cửa Tiền, Hậu, Tả, Hửu bao bọc bởi 4 bức tường gạch xây dày hàng chục thước, cao 5 mét, có 4 hồ rộng hàng chục thước chạy dọc dưới chân tường. Hồ được nuôi cá, thả cây hoa sen, cây hoa súng . Đến mùa hoa sen, hoa súng rộ nở điểm tô cho cuộc sống nửa thành thị, nửa thôn dã của quê tôi thêm phong phú. Trong thành là những Dinh thự để sống và làm việc cho các quan lại của Chính phủ Nam Triều thuộc Pháp,như: Thượng Thư, Bố Chánh, Án Sát, Lãnh Binh và các Đền thờ, Am, Miếu. Ngoài ra còn có một Hoàng Cung thu nhỏ để hằng năm Vua từ Triêù Đình Huế vào ngự giá. Điạ dư vùng miền của quê tôi có những đặc điểm riêng biệt khác với những vùng quê khác.
Quê hương tôi, những con đường đất ngoèn ngoèo quanh luỹ tre làng. Nơi êm ả ấy đất trời đang réo gọi. Tộc, Họ đang trông chờ những người con xa quê tưỏng nhớ về nơi chôn “nhau”, “ cắt rốn”. Mùa Xuân đang ẩn náu dưới tán cây đa đầu làng, dưới bờ tre, ao cá. Nơi ấy, xưa kia ẩn dấu những căn hầm bí mật đào sâu trong lòng đất dưói gốc bụi tre già để chở che những cán bộ kháng chiến bám dân, nằm vùng của thời chống Pháp, chống Mỹ. Hầm được khoét sâu dưới lối mòn, quanh đường làng, lối xóm quê tôi.Miệng hầm được đặt ngay trước cổng ra vào để đánh lừa những tên lính Lê dương, lính Âu Phi, lính Mỹ khát máu tràn vào thôn xóm quê tôi lùng sục cán bộ kháng chiến, hảm hiếp đàn bà, con gái, cướp của, đốt nhà. Mổi khi có giặc càn vào làng quê tôi, chính các Mẹ già là người đảm nhận trách nhiệm đậy nắp hầm bí mật, xoá dấu vết miệng hầm bằng dấu chổi quét cổng nhà.Dọc theo luỹ tre hai bên bờ sông Vĩnh điện, sông La thọ, sông Cổ cò, sông Tứ câu là những hầm bí mật được khoét dưới gốc tre, miệng hầm được chìa ra dưới mặt nước.Khi giặc càn vào thôn, làng.Người du kích nằm vùng sau khi đánh giặc, nhảy xuống sông, lặn xuống nước, ngóc đầu chui vào miệng hầm khoét sẳn, bò sâu vào hầm trú ẩn, chờ thời cơ vượt hầm lên đánh bọc hậu sau lưng giặc.
Nổi nhớ quê tôi với những tên xóm, tên làng như Bồng lai, Tân mỹ, Thanh chiêm, Phú chiêm.... Làng quê, mổi độ Xuân về. Đón Xuân quê tôi, khi cái lạnh của mùa đông còn rớt lại, khiến cho con người hay lắng nghe những cảm xúc, những hồi ức thuở bé thơ. Một thời cắp sách đến trường đi dưới rặng tre làng. Những hình ảnh vu vơ, của ngày ấu thơ xưa, thoáng qua trong trí nhớ .Cho dù trước lối vào làng, cây bàng vẫn rụng trụi hết lá cho những cành non đơm chồi. Cho dù cuộc sống cứ lặp đi lặp lại như trái đất quay quanh mặt trời. Như hơi thở. Nhưng những kỷ niệm lại vẫn cứ tươi non.Thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm dân quê tôi có câu ca: Bằng an, Câu nhí, Bát nhị, Hạ nông/Bốn xã một lòng, đóng gông quân bán nước.
Nắng Xuân khiến cho con người ấm nóng con tim hay chính nổi nhớ quê hương nguồn cội rung con tim người cùng Xuân trong nổi nhớ QUÊ.
Phạm Minh Thông( Trung phú, La qua).