Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008

TƯỢNG HOÀNH TRÁNG: Nét đẹp đô thị



TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH, QUÃNG NAM-ĐÀ NẴNG LÀ VÙNG ĐẤT CHỊU NHIỀU ÁC LIỆT. ĐỂ ĐẾN NGÀY THẮNG LỢI CUỐI CÙNG, VÙNG ĐẤT KHỐC LIỆT CHIẾN TRANH DÀY ĐẶC BOM MÌN NÀY CÓ BIẾT BAO ĐỒNG BÀO, BAO CÁN BỘ CHIẾN SĨ ĐÃ HY SINH ANH DŨNG. NHẰM THỂ HIỆN TÌNH CẢM UÔNGD NƯỚC NHỚ NGUỒN, NHIỀU ĐÀI TƯỞNG NIỆM ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG LÊN ĐÂY ĐÓ Ở KHẮP NƠI TRÊN VÙNG ĐẤT NÀY, KHÔNG ÍT CÔNG TRÌNH NÀY ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO VỀ THÀNH TỰU KIẾN TRÚC VÀ TÔ ĐẸP THÊM CHO BỨC TRANH ĐÔ THỊ.

Đài tưởng niệm TP.Đà Nẵng nằm trên đường 2-9, cửa ngõ phía Đông nam TP.Đà Nẵng, phí sau là con sông Hàn thơ mộng, phía trước là quãng trường, quanh Đài có vườn hoa, cây cảnh. Tại đây, một quần thể kiến trúc được đặt trong một bố cục hợp lí, trang trọng và thiêng, thắm đượm tinh thần triết lý cao cả về sự bất tử vĩnh hằng, nên đã có bài thơ miêu tả:
“ Nơi đây an nghĩ những linh hồn
Đã hiến trọn đời cho Nước non
Đã hiến trọn đời cho con cháu
Sử xanh chói rạng tấm lòng son

Nơi đây gìn giử những anh linh
Vì yêu tổ Quốc quên thân mình
Lúc chết ngẩng cao đầu ca hát
Đất trời toả sáng nghĩa hy sinh
(Trích: “Có một loài hoa”
NXB Đà Nẵng)

Đến thăm tượng đài chiến thắng Núi Thành – Quãng Nam, ta dừng lại trước đài tưởng niệm những chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu với trận đánh đầu tiên đã làm cho bè lũ giặc Mỹ hoảng hốt tháo chạy. Từ trận đánh này, Đảng và Nhà Nước đã phong tặng 10 chữ vàng “Quang Nam trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”. Nhìn tượng đài như hun đúc bởi ngọn đuốc của lòng yêu nước cháy mãi không nguôi: Tượng đài vươn cao trên đồi núi rộng thuộc Huyện Núi Thành, từ từng chi tiết nhỏ được cách điệu trên thân Tượng đài, đến vóc dáng tổng quát. Toàn bộ Tượng đài thể hiện sức sống mãnh liệt, quyết thắng và bất tử của những người lính trong những năm đánh giặc.
Tượng đài, tranh Tượng trong kiến trúc cảnh quan đô thị thường bao gồm các Tượng đài kĩ niệm, quần thể tưởng niệm lớn, Đài liệt sĩ, tượng, phù điêu rất quan trong trong nghệ thuật cảnh quan đô thị. Vì vậy, một đô thị hiện đại không thể thiếu việc chưng bày và bố cục những chủ đề nói trên, nhằm góp phần tạo nên môi trường có tính giáo dục, đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hoá của nhân dân.

Trong các công trình vườn tượng hoành tráng có thể góp phần biểu hiện rỏ tư tưởng của kiến trúc công trình, ở đây, điêu khắc đóng vai trò trung gian giữa vườn và nhà. Còn trên cac quãng trường đô thị, Tượng hoành tráng thường là yếu tố biểu đạt chính chủ đề tư tưởng của quãng trường. Tác phẩm điêu khắc hoành tráng trong vườn-công viên thường ở vị trí trung tâm và chiếm một khoảng không gian rộng mới đủ điều kiện để thụ cảm trọn vẹn giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Nói chung, sự phong phú và đa dạng nghệ thuật tạo tranh tượng, tượng điêu khắc, tượng đài kĩ niệm có giá trị cao trong bố cục phong cảnh, đã mang lại tính tư tưởng và sự truyền cảm nghệ thuật mạnh mẽ, có tính giáo dục thẩm mỹ cao và đem lại cho đô thị một nét đẹp hoàn mỹ.

Đi tìm bóng dáng đô thị biển


Giờ đây, sau giấc ngủ dài, các đô thị biển ở Nước ta hối hả chạy đua với thời gian, với thời cuộc để khẳng định mình, để khai thác và phát huy được tiềm năng, lợi thế mà nơi khác không có đó là biển. Trong sự chuyển mình ấy, các đô thị biển phình ra từng ngày nhưng lại khó phân biệt hình dạng của chúng, bởi vô vàn những khuôn mặt vùng miền dạng nhà ống đã làm cho đô thị biển thiếu bóng dáng riêng. Có lẻ sự hùng vĩ của núi, nét duyên dáng của biển vẫn chưa lay động được sự sáng tạo và nét suy nghỉ của những nhà chuyên môn và những con người có vai trò quyết định cho sự khai khoán này.
Suốt chiều dài hơn 3200Km bờ biển có rất nhiều đô thị hướng mặt và đón nhận hơi thở của biển, có những nơi mà núi cố nhoài ra biển, để lại dưới chân gải đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt. Ở đó các đô thị mọc lên trong sự khó khăn về quỷ đất, nằm cận kề cửa sông, nhưng lại phát triển trong lưởng lự, dùng dằng.
Ở một số đô thị biển, ngoài những gì sẵn có của tự nhiên (biển’, núi, sông) thì không gian kiến trúc lại lác đác chòi lên vài ngôi nhà cao tầng. Sự xuất hiện của chúng đã tạo được một số điểm nhấn nhất định, nhưng vị trí và hình khối của chúng đã bộc lộ ý muốn của chủ đầu tư nhiều hơn. Từ đó, nó đã chuyển biến đi hình thái của không gian đô thị và tạo cho chúng ta những khó khăn khi lưu giữ bóng dáng cuả các đô thị biển.
Hiện nay, ở nhiều đô thị phổ biến tình trạng mở đường lớn chạy song song với mép nước ven biển chủ yếu vạch ra để khai thác nhiều hơn là tạo dựng. Cũng có nơi quan niệm mở đường lớn để có hạ tầng thu hút đầu tư, khai thác lợi thế....Với đô thị biển việc làm trên nếu không tính toán cân nhắc kỹ sẻ làm cứng hoá nét mềm mại duyên dáng của bờ biển. Và hạn chế sự tiếp cận thân thiện giữa đô thị với biển.
Sự mở rộng cùng với với sự thay đổi cảnh quan của biển diển ra càng nhanh thì nơi ấy càng xít gần tới các đô thị nằm trong nội địa và hình ảnh về biển cũng dần nhạt phai.
Hầu hết các đô thị biển đều có tuổi đời còn non trẻ nên có thể rảnh đường phát triển mà không phải đắn đo nhiều giữa bảo tồn và phát triển. Từ những chủ quan đó nhiều đô thị phát triển theo ý muốn của mình. Nhưng cũng chính nó làm cho một số đô thị phải lúng túng chưa biết đi theo hướng nào và bám rể vào đâu? chỉ xác định rỏ mình là đô thị loại gì (du lịch, cảng biển, công nghiệp...), hiểu và nâng niu những đặc tính tự nhiên, văn hoá, con người từ đó dốc toàn tâm sức để tạo dựng một đô thị biển với hướng bền vững thì mới hy vọng rằng bóng dáng của biển mới còn mãi trong tâm hồn chúng ta và ngay cả trong thơ ca....

Cây cầu biểu tượng


Cầu sông Hàn - Đà Nẵng là một công trình có yêu cầu kỹ thuật thiết kế và thi công phức tạp đầu tiên trên Đất nước ta nói chung, của Đà Nẵng nói riêng.
Trong thiết kế, trụ quay của cầu đặt giữa lòng sông với mức nước trung bình 40-50m. Với trụ quay đó, vật liệu chế tạo phải bằng thép hợp kim có độ bền lâu. Để tránh lệch tâm gây ra cọ xát làm tăng lực kéo khi quay sẻ nhanh chóng làm mài mòn giữa trụ quay và gối đở. Khi thi công phải cẩn thận với độ chính xác tuyệt đối, không cho phép sai số quá 1/1000mm. Đây là vấn đề nan giải, vì vậy, để đạt được yêu cầu kỹ thuật của hệ thống quay, chúng tôi phải đi tìm hiểu và khảo sát các nhà máy chế tạo cơ khí trong và ngoài nước. Cuối cùng, nhà máy chế tạo cơ khí Thượng Hải (Trung Quốc) là đơn vị được chọn để chế tạo trụ quay cho cầu sông Hàn - Đà Nẵng. Để thi công trụ quay có đường kính 6m, cần phải đóng 12 cây cọc bê tông dài 45m, đường kính 1m sâu vào đáy sông (12 cây cọc này phải có thiết bị vây quanh 12 cọc với đường kính 6m). Khi thi công, phải bơm hút cạn nước, đào hết đất đáy sông, hút hết bùn, đặt cọc thép và đổ bê tông đóng rắn nhanh trụ cầu giữa (trụ này được đặt toàn bộ hệ thống quay cầu lên trên).
Nhớ lại khi thi công công trình vào năm 1999. Khi vận chuyển 1000 tấn thiết bị quay và dầm cầu từ Thượng Hải về Việt Nam, phải “tăng bo” từ cảng Hồng Kông quay về cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) vào lúc mưa lũ lớn từ hơn 10 năm qua mới có lại trên đất Miền Trung. Nước thượng nguồn sông Thu Bồn đổ về sôn g Cẩm Lệ để ra biển vượt mức báo động 3, cường độ chảy rất mạnh. Để đảm bảo tiến độ thi công và đảm bảo an toàn cho người lao động khi nâng chiếc mâm quay nặng 10 tấn, lắp ráp chính xác vào bệ máy, buộc công trình phải huy động thêm 2 xà lan nổi với 2 cần trục có sức nặng trên 100 tấn, xà lan phải neo đứng cố định trên sông, không được chao đảo trên giữa dòng lũ để cần trục lắp các thiết bị quay vào vị trí chính xác 100% theo yêu cầu kỹ thuật.
Một kỹ thuật quan trọng nữa là công tác cốt thép cho trụ quay được thi công dưới độ sâu 45m so với mức nước sông Hàn, người kỹ sư thi công phải tính toán áp lực nước va vào thành coppha; thiết kế hệ thống cây chống bên trong hố móng sao cho không ảnh hưởng đến việc thi công cốt thép và tháo cây chống thi bê tông đổ xuống; hệ thống “tăng đơ” dằng chống đở coppha, được cấu tạo xoắn 2 chiều, chính xác theo tính toán của thiết kế thi công tại chổ, có bộ phận dằng chống phải bỏ luôn trong bê tông móng trụ quay..., công trình phải mua ngay 20 máy hàn điện một chiều mới đạt tiến đọ hàn cốt thép trên mặt cầu-mà không phải lúc nào công trình cũng có săn lượng máy hàn điện như vậy. Dựa vào tay nghề của các chuyên gia Trung Quốc, công trình mở cuộc thi cấp tốc để tuyển thợ hàn giỏi trong phạm vi toàn TP.Đà Nẵng. Có đến 60 người đăng ký tham gia và công trình chọn được 26 người. Bên cạnh đó, để đảm bảo tiến độ công trình phải mua 15 máy đầm rung mặt cho bê tông cầu. Ngoài ra, công trình phải trực tiếp đặt hàng cho nhà máy dây cáp Thượng Hải để sản xuất cáp treo và hố neo. Ngoài cường độ chịu lực của cáp, yêu cầu của công trình cầu sông Hàn là vỏ bọc dây cáp treo là vàng cam-mà cũng chỉ có Đà Nẵng là khách duy nhất; những viên gạch lát trên hành lang đi bộ trên cầu do nhà máy gạch Giếng Đáy Quãng Ninh sản xuất....
Một yếu tố quan trọng không thể thiếu chính là chất lượng kỹ thuật của đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề của Công ty cầu 12; Công ty HDXL&KD Nhà Quãng Nam Đà Nẵng (cũ); Công ty tư vấn thiết kế 503; Công ty tư vấn giám sát Bộ giao thông; BQL công trình xây dựng Đà Nẵng và các chuyên gia cầu của Thượng Hải – Trung Quốc. Họ làm việc say sưa, nhiệt tình và đầy trách nhiệm, quên cả ngày nghỉ, ngày lể tết Nguyên đán...Đặc biệt là sự đóng góp kinh phí-tuy ít ỏi- của các tầng lớp nhân dân,CNVC-LĐ toàn Thành phố đã góp phần cho công trình cầu sông Hàn hoàn thành đúng vào ngày kỹ niệm 25 năm ngày giải phóng Đà Nẵng (29/03/1975-29/03/200)....
Cầu sông Hàn đã trở thành biểu tượng của TP.Đà Nẵng anh hùng.