Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

BÀI PHÁT BIỂU
TẠI ĐẠI LỄ KHÁNH THÀNH TRÙNG TU LẦN THỨ TƯ- TRAI ĐÀN CẦU SIÊU,BẠT ĐỘ,CHẨN TẾ- AN VỊ NGÀI THUỶ TỔ HỌ PHẠM VIỆT NAM-PHẠM TU-
NHÀ THỜ TỘC PHẠM LA QUA.
(Ngày 16,17,18 năm Tân Mão, nhằm vào ngày 20,21,22/3/2011).

Kính thưa : Quí vị đại biểu khách mời!

Kính thưa : Ông , Bà , Bác, Chú,Cô,Dì, Anh ,Chị , con cháu Nội Ngoại họ Phạm, về dự đại lễ khánh thành trùng tu lần thứ tư-An vị Ngài Thuỷ tổ tộc Phạm Việt Nam-PhạmTu-trai đàn Cầu siêu, Bạt độ, Chẩn tế nhà thờ tộc Phạm làng La-Qua.

Tôi xin đại diện cho con cháu Nội, dòng họ Phạm làng La Qua, xin kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:Hội Đồng Gia Tộc; Các Ông ,Bà Chú ,Bác ,Cô , Dì ,Anh ,chị em con cháu nội ngoại làm ăn sinh sống trên khắp mọi miền đất nước và nước ngoài; Các cấp Chính quyền, Đoàn thể địa phương ; Các nhà hảo tâm; Lãnh đạo Ban liên lạc họ Phạm Việt Nam và Ban Liên Lạc họ Phạm QNĐN đã tạo điều kiện giúp đỡ cũng như đã góp công, góp của, để đại trùng tu xây dựng lại nhà thờ Tộc Phạm Làng La Qua được khang trang , bề thế như ngày hôm nay. Xin Quý Vị một tràng vỗ tay kêu thật to, để nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần đó!
Tôi hoàn toàn nhất trí nội dung bài diễn văn của vị Tộc trưởng vừa phát biểu . Việc đại trùng tu nhà thờ Tộc Phạm La Qua được tiến hành trong khung cảnh đất nước thống nhất , hoà bình, và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân ngày được nâng cao. Nhà nước ủng hộ việc tự do tín ngưỡng và khuyến khích phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dòng họ của các dân tộc trên đất nước ta .
Tổ tiên dòng họ Phạm La Qua đã chọn nơi đây xây dựng Từ đường. Ngôi Từ đường toạ lạc trên nền đất Phong Thuỷ Hưng Thịnh, Địa linh sinh Nhân kiệt. Đã 115 năm trôi qua, Con cháu không ngừng phát triển, thông minh, sáng tạo. Đời sống ngày một nâng cao về mọi mặt.Thế nhưng, ngôi từ đường cũ, tuy đã trãi qua 3 lần trùng tu, sữa chửa. Song, chất lượng công trình ngày càng xuống cấp nặng nề. Hằng năm, đến mùa mưa lũ tràn về, con cháu phải di dời Bài vị Tổ tiên đem gửi nhờ nơi khác, hoặc chồng chất lên cao. Thật đau lòng, khi nghĩ, đã có đến 115 năm qua,Tổ tiên chúng ta, an vị nơi đây, chưa có được niềm vui trọn vẹn.
Hội Đồng Gia Tộc, cùng với con cháu Đời thứ 13, nêu ra quyết tâm tháo dỡ ngôi từ đường cũ, xây dựng lại ngôi từ đường khác hoàn toàn mới, trên nền đất của ngôi từ đường cũ, là một quyết định táo bạo, đầy trách nhiệm trước Tiền nhân.Thể hiện lòng hiếu thảo và sự đoàn kết nhất trí cao của con cháu trong dòng tộc, với Hội Đồng Gia Tộc.Tôi chắc chắn rằng, cách đây115 năm, đã có đến 15 đời tộc Phạm La Qua, Tổ tiên, Ông, cha ta cũng đã từng đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trăm người như một, khi xây dựng ngôi từ đường cũ. Nhờ đó, chúng ta mới có được sự thống nhất ý chí và hành động như ngày hôm nay.
Từ hôm nay, Bài vị Tổ tiên không còn phải di dời khi mùa lũ đến. Ông cha ta thảnh thơi yên vị nơi đây, phù hộ, độ trì, cho con cháu dòng tộc Phạm La Qua muôn đời khang trang, ngàn năm hưng thịnh .
Chúng tôi xin hứa. Luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong toàn tộc Phạm La Qua, chăm sóc cho ngôi từ đường luôn bền đẹp, để cho Tổ tiên vui lòng , con cháu đoàn tụ , sum vầy, vui vẻ, trong những ngày giỗ cúng tổ tiên hằng năm.
Nhân dịp nầy,Tôi xin kêu gọi con cháu của dòng Tộc Phạm La Qua,làm ăn sinh sống trên mọi miền đất nước,và nước ngoài hãy tiếp tục, góp công , góp của, để hoàn thiện sân vườn , cổng ngỏ , hàng rào, khu vệ sinh, trồng cây xanh, làm cho ngôi Từ đường này thật sự là nơi An Lạc của Tổ tiên, Cha, Ông chúng ta.
Ai mang cây cổ thụ, cây ăn qủa lâu năm đến trồng trong vườn nhà thờ sẽ được tạc tên vào bia đá đưới gốc cây.Ai góp tiền của sẽ được vinh danh là người con hiếu thảo với Tổ tiên.Đề nghị HĐGTcó chương trình, kế hoạch hoàn chỉnh phần xây dưng còn lại. Phân công trách nhiệm đến từng CHI,từng NHÁNH để con cháu nội ngoại tham gia.Đề nghị Hội Đồng Gia Tộc nên tổ chức một cuộc Hội thảo. “Tìm về cội nguồn, kết nối dòng tộc.”để thiết lập một Gia Phổ thống nhất cho toàn Tộc Phạm La-Qua.
Cây có GỐC nước có NGUỒN!
Tổ Tiên ông bà ta, tuy không còn dung nhan trên trần thế. Nhưng,Người luôn dõi theo từng bước đi trong cuộc đời ta. Xin con cháu đừng quên điều đó .
Một lần nữa chân thành cám ơn quí vị khách quý và bà con lắng nghe , xin kính chúc quí vị và bà con nội ngoại dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc .
Phạm Minh Thông
Đại diện con cháu nội trong ngày lễ khánh thành đại trùng tu lần thứ 4 Từ đường Tộc Phạm làng La-Qua ngày 22/3/2011 nhằm vào ngày 18 tháng 2 năm Tân Mão
BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ TRAO HỌC BỔNG CỦA HỘI KHUYẾN HỌC XÃ ĐIỆN MINH
(Ngày 3 tháng 6 năm 2011).

Kính thưa Quý vị Đại biểu Đại diênh Chính quyền, Đoàn thể địa phương!
Kính thưa các bậc Phụ huynh, các Thầy Cô giáo !
Kính thưa các Nhà Tài trợ; các Nhà Hảo tâm và các Nhà Doanh Nghiệp!
Thưa các Cháu học sinh!


Hôm nay nhân cuộc Họp trao Tiền thưởng;tiền học bổng hằng năm cho các Thầy cô giáo và các em học sinh của Hội Khuyến Học Xã nhà. Là một người con của quê hương Điện Minh, xa nhà để tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.Nay có dịp về lại quê nhà,nhìn thấy quê hương ta ngày một phát triển,đổi mới,nhân dân ai cũng có cuộc sống tốt; con cháu được học hành, Trường lớp được khang trang.Tôi thật sự xúc động và biết ơn bà con, cô Bác, anh chị đã cùng các cấp Chính quyền, đoàn thể lao động và sáng tạo làm cho quê hương Điện Minh của chúng ta xứng đáng là một Xã Anh hùng trong chiến tranh và trong xây dựng hoà bình.

Xin đề nghị quý vị nhiệt liệt hoan nghênh thành tựu to lớn đó của xã nhà.!

Tôi nghĩ,giống như đàn ong gây tổ mật. Hội Khuyến học xã ta đã cần mẫn, góp một phần rất có ý nghỉa cho sự phát triển bền vững của xã nhà.Quỹ Khuyến học của xã tuy chưa có nhiều tiền;Tổ chức hoạt động tuy chưa thật hoàn hảo,như mong muốn của chúng ta;Nhưng những gì mà Hội Khuyến học xã đã làm được trong mấy năm qua thật đáng để cho chúng ta ghi nhận,khích lệ và tiếp tục ủng hộ với nhiệt tình nhiều hơn nửa nhằm tạo tiền đề bền vững để nâng cao trình độ học vấn của con em chúng ta sánh vai cùng bầu bạn gần xa.Thế giới ngày nay,ai cũng biết, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão Con cháu chúng ta không biết chữ, hoặc chỉ biết chữ để mà đọc được, viết được Quốc ngữ thì cũng khó mà thoát được cảnh nghèo. Nông thôn ngày nay nếu không hiểu biết về khoa học kỹ thuật thì cũng khó có cơ hội đổi đời.
Tạo tiền đề bền vững để nâng cao trình độ học vấn của con em chúng ta, nói một cách thiết thực là tạo cho Hội khuyến học xã nhà có được một nguồn VỐN KHUYẾN HỌC dồi dào và Ban Lãnh Đạo Hội Khuyến học Xã phải có biện pháp làm cho nguồn VỐN KHUYẾN HỌC đó không ngừng phát triển. Trên thế giới hằng trăm năm nay, giải thưởng Alfred Nobel là một ví dụ cụ thể.
Ngày nay, nhiều địa phương thành lập Quỷ khuyến học khuyến tài của Xã; Phường; Tộc, Họ. Những tài năng sinh sôi nãy nở từ những tổ chức khuyến học mang huyết thống cụ thể này sẽ là những nhân tố không những làm vẻ vang cho Quốc gia Dân tộc mà còn là niềm vinh dự tự hào riêng của dòng tộc đó.Trong một Quốc gia mà tất cả các Thôn, Ấp, Xã, Phường,họ Tộc đều quan tâm đến khuyến học khuyến tài, nhất định Quốc gia đó sẽ hùng mạnh.
Những lời mộc mạc, phiếm ý, tôi vừa trình bày trên mong các nhà Doanh nghiệp, các Mạnh Thường Quân,các Nhà Tài trợ có mặt ở đây hãy đóng góp nhiều hơn nủa cho Quỷ Khuyến học khuyến tài của Xã Điên Minh.Đồng thời cũng mong các Thầy Cô giáo, các bậc Phụ huynh phát huy hơn nửa việc học tốt của con em chúng ta. Cuối cùng tôi xin ủng hộ 5,000,000 đồng cho Quỷ Khuýên học năm 2011 -2012 của Xã, và mong các Cháu thi đua học giỏi.
Xin chân thành cám ơn.
Phạm Minh Thông.
Thôn Trung Phú, làng La Qua.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011



TÂY VIỆT MINH” ĐẾN NHÀ".

CCB Phạm Minh Thông.


Dáng người vạm vở, mái tóc bạc trắng, anh Costas Sarantidis bước vào nhà tôi.Mặc dù, đã được các anh trong Ban Liên Lạc Hội Cựu Chiến Binh Trung Đoàn 803(Liên Khu 5cũ) báo trước năm nay người lính “Tây Lê Dương Việt Minh”đã 83 tuổi đời.Thoạt trông anh, vợ tôi bảo anh là người nước ngoài khiêm nhường, nhả nhặn, trông anh thân thiện với bạn bè, chắc là dễ gần.

Như người thân đi xa về, anh không dò giẫm, ngở ngàng khi bước vào nhà tôi, mà thân thiện như người thân trong nhà đi xa về. Chúng tôi đón chào. Mời anh vào nhà. Anh nắm tay chúng tôi, ôm nhau thắm thiết. Bằng tiếng cười sảng khoái, anh nói giọng miền Trung rành rẻ từng lời.

- Chào các đồng chí!

Rồi anh đặt balô xuống nền gạch trong trong phòng khách.Tự giới thiệu, không cần có người phiên dịch. Tôi là Costas Nguyễn Văn Lập.

Đứng ngắm căn phòng lần đầu anh bước đến với một sắc mặt thiện cảm như đã từng quen ở đâu đấy, nơi chiến trường xưa, trên núi rừng Phan Rang, Đà Lạt, Phan Thiết, hay sau luỹ tre làng mờ ảo nào đó của đồng quê Quảng Ngãi cách đây hơn nửa thế kỹ. Nơi anh từng giáo huấn những người hàng, tù binh là lính Lê Dương trong đội quân viễn chinh Pháp thua trận bị bộ đội Việt Minh bắt. Giam giử.

Costas Sarantidis, bạc phơ tóc đầu. Không dấu được gương mặt phong sương của người lính “Tây già”đã từng lăn lỏi trên khắp các nẻo đường rừng núi, đồng bằng, Trung bộ,trung du Bắc Bộ của thời trai trẻ trên đất nước Việt Nam, mà Đời anh đã gắn bó, Tâm anh luôn niệm với lòng: Đây là quê hương thứ hai của mình. Hy-Lạp, quê hương thứ nhất của anh nhân dân đã từng đứng lên suốt 400 năm chống ách thống trị của quân xâm lược Thổ Nhỉ Kỳ. Nơi anh sinh ra, cũng đã từng có bao người con anh dũng hy sinh đòi TỰ DO như nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến đấu chính nghĩa chống Phát xít của của dân tộc Việt Nam đã khơi dậy lòng yêu nhân dân, yêu đất nước Hy Lạp của chàng trai 18 tuổi đời- Costas Sarantidis. Anh bỏ hàng ngũ quân viễn chinh xâm lược Pháp đến với hàng ngũ quân đội Việt Minh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946.

Tuy lần đầu gặp nhau, nhưng gia đình chúng tôi không chút ngỡ ngàng bởi tác phong của anh-tác phong của người lính cụ Hồ năm xưa: giản dị, gần dân, chan hoà với đồng đội, sẳn sàng nhường lương khô, áo ấm, cùng đồng đội hy sinh chiến đấu tiêu diệt quân thù. Và, cũng luôn sẳn sàng vì đồng đội mà hy sinh thân mình không chút do dự, đắn đo trước đầu tên mũi đạn. Đức tính ấy đã thành máu thịt trong mổi con người đã từng là lính cụ Hồ của những tháng năm cùng nhau chiến đấu chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ,dù anh là người Pháp, người Tây Ban Nha, người Nga hay là nguời Hy Lạp...Costas Sarantidis và những người cựu binh của Trung đoàn 803, đồng đội của anh, là những con người như thế. Bây giờ gặp lại nhau, tay bắt, mặt mừng, lòng vui không lúc nào kể hết .

Costas Nguyễn Văn Lập và đồng đội cũ.

Gia đình chúng tôi đòn tiếp Costas Sarantidis không chỉ bằng tình cảm của người lính cụ Hồ năm xưa, mà còn bằng tình đồng chí quốc tế cộng sản trong đại gia đình Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bằng tình cảm đó, chúng tôi hoà đồng ngay với nhau khiến cho Costas Saratidis cảm thấy ấm áp, thân thương, như về chính gia đình mình. Sau khi đưa anh vào phòng nghỉ ngơi. Vợ tôi có một chút băng khoăn, cô thổ lộ với tôi:

- Dẫu biết là đồng đội với nhau. Nhưng Costas Sarantidis là người nước ngoài. Chúng ta mời anh ta ăn món gì cho thích hợp? Nổi băng khoăn của vợ tôi nói với tôi trên hành lang phòng nghỉ Costas nghe được. Anh mở cửa phòng, chạy ra hành lang, níu tay tôi lại và nói:

- Mình thích khoai lang Trà Đoả! Vợ tôi cười tán thưởng!

Trà Đoả là một vùng quê thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.Với miền đất, cát có độ Ẩm sâu dưới lớp hạt rời, chịu được nắng nóng ở trên. Miền đất Trà Đoả thích hợp với giống khoai lang củ tròn và to, bột mịn, hương vị ngọt đậm dà. Khoai lang Trà Đoả là đặc sản của miền quê Quảng Nam.

Những ngày kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp, những người lính cụ Hồ đến đóng quân trong làng, được dân nuôi. Dân cho ăn Khoai lang Trà Đoả luộc, với canh cá Nục mới vừa kéo từ biển lên. Ai may mắn được thưởng thức dù một lần cũng không bao giờ quên được-Costas Saratinid quả thật đã là người Việt Nam đích thực.

Tạm biệt gia đình chúng tôi, Costas Saratinis trở vê Hy Lạp. Chia tay anh chúng tôi mang trong lòng mình cái tên thân thương: Costas Nguyễn Văn Lập.

Anh Costas và chúng tôi !

Ngàవై!

Ngàవై ngàవైవై క్ష rồ.

త్రోంగ్ lạ bầ trờ quê హుఒంగ్


Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

NỤ CƯỜI.
Mến tặng KTS Mai


Anh thích
Em cười
như thế thôi.



Đủ làm
chao đảo
cả bầu trời.


Cứ ru
tình ngủ
trong gió lặng.


Cho ngàn
Sao sáng

Mãi không rơi
Mthông.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

NGÀY XƯA.
Mthông

Ngày xưa anh đội nón cời,
Tay cầm cờ lệnh em ngồi lưng trâu.
Thương nhau chỉ một khay trầu,
Có cau xanh vỏ với vôi trắng ngần.
Trầu cay, cau thắm vôi nồng,
Chúng ta nên vợ nên chồng bấy nay.
Không bia không rượu mà say,
Không son môi,vẫn ngất ngây hương tình.
Cây đa, bến nước, sân đình,
Có ngày xưa ấy bình minh bây giờ.
Về quê mài mực làm thơ,
Chung tay xây lại nhà thờ Tổ Tiên.

Ngày xưa.....ai chớ có quên.
TÌNH QUÊ
MThông.

Anh về làng cũ. Em đâu,
nhớ chăng ngày đợi bên cầu sông quê?
Rặng tre bóng ngả chiều về,
Dòng sông xưa vẫn vân vê đôi bờ.
Đò sang anh đợi em chờ.
Bải dâu xanh một dòng thơ tỏ tình.
Lung linh trăng nước lung linh,
Gió chao mây cuốn mối tình đôi ta.
Thôi đành ôm nắng chiều tà,Tình quê đã tạc dáng đa đầu làn
TÌNH QUÊ.
mthông.

Anh về thăm lại Thanh Chương,
Bổng nghe gió nhớ, mây thương gọi về.
Sông Lam lặng sóng bên Đê,
Nắng chiều viết lại tình quê thuở nào.
THÌ THẦM.
mthông

Gió thì thầm hát với trăng,
Mà anh cứ ngở như là em ru.
Nhớ hồi đuổi bướm triềng dâu,
Trăng cùng ta hát đêm thâu thì thầm.
CẢNH XUÂN TRÊN PHỐ SÔNG HÀN
MThông.


Xuân lại đến bên sông Hàn sương trắng,
Ngư thuyền câu tôm mực gác mái chèo.
Cửa sông Hàn sóng lặn bình minh reo.
Người hồi hả du xuân trên hè phố.

Bến Hà Thân đò đưa vào sách cổ.
Thuyền Rồng con đợi khách nép bên bờ.
Thi sỹ ngồi lặng lẽ tìm ý thơ.
Khách văn chữ dệt tơ mành mặt sông.

Tường nhà ai tô lại sắc vôi hồng.
Cô hàng xóm ẳm con về thăm ngoại.
Đoàn xe con ngoan ngoãn xếp thẳng hàng.
Siêu thị mở đón người vui sắm tết .

Chàng trai trẻ ân cần bên người đẹp.
Ngẫn ngơ nhin hàng hoá nhập ngoại bang.
Rực rở sắc xuân đầy ắp những gian hàng.
Luôn tay chọn cho nàng đôi cánh sắc .

Người chen người trên cầu quay vững chắc.
Ngắm sông Hàn với ngàn sắc lung linh.
Hải Vân xanh sương quấn sợi tơ tình.
Biển Non Nước chiều, Ngũ Hành bóng ngả.

Người du xuân đén đây từ trăm ngã.
Ga hàng không hối hả khách thập phương.
Tết Phương Đông đón bạn xứ mù sương.
Nga Anh Mỹ “say’ sông Hàn Đà Nẵng.

Những nghệ nhân với áo dài khăn đóng,
Khòm cong lưng viết câu đối mừng xuân.
Chữ thư pháp như rồng bay phượng múa,
Chúc nhà nhà năm mới gặt giàu sang.

Xuân nay về không pháo nổ ầm vang,
Mâm Ngũ Quả chứa chan tình non nước.
Anh hàng xóm dựng neo Xuân sân trước,
Cô láng giềng tha thướt cánh chim ưng,

Nhà nhà vui bên bếp lụt bánh chưng,
Hơi nước toả lá doong rừng thơm ngát .
Trời Thành phố đỏ màu cờ Tổ Quốc,
Chào Xuân sang trang sách nở hoa Xuân.
NỔI NIỀM
Mthông



Giọt sương nào đọng trong đêm,
Sáng ra loang toả cho em nổi niềm.
Ai gieo trong gió niềm tin,
Để em trăng trở nổi niềm thâu đêm.
Trăng trồng bóng ngả trước thềm,
Cho em một thuở đi tìm bâng quơ.
Rong rêu gặm nhấm tuổi thơ;
Nổi niềm nhuộm tóc bạc phơ mây trời.
LỤC BÁT TÔI YÊU
M Thông

Yêu thơ Lục Bát từ lâu,
Tóc xanh, chừ đã bạc đầu vẫn yêu.
Sương mai tan bởi nắng chiều,
Trưa tôi đội nắng, chiều yêu thơ tình.
Yêu câu Lục Bát trên bình,
Như yêu cô gái giống hình dáng em.
Đời thường nắng sáng mưa đêm,
Nhưng tình em mãi ấm êm bên lòng.
Thời gian gạn đục khơi trong,
Cho anh nổi nhớ, nổi mong, nổi chờ.
Dù cho mây phũ đường mơ,
Song câu Lục Bát vẫn chờ đợi anh.
Đời qua hai cuộc chiến tranh,
Câu thơ Lục Bát vẫn canh cánh lòng.
Đường đời trăm nẻo ruổi rong,
Câu thơ Lục Bát nằm lòng để ru :
À ơi.. hè đã sang thu,
Đông về sương phũ mịt mù đường sang.
Yêu em anh chớ vội vàng,
Đợi mai rộ nở đón chàng sang xuân.
Bổng dưng chàng lại ngập ngừng,
Xuân tàn hoa héo chàng tưng hửng tình.
Chàng si cô gái độc bình,
Mãi quên, đành mất cuộc tình thuỷ chung.
Tôi yêu Lục Bát vô cùng,
Mặc cho đầu bạc răng long mãi còn.


MÊ XUÂN.
Minh Thông


Xuân về lòng những nao nao,
Đêm chìm vào mộng trăng sao thanh bình.
Chồi non nẫy lộc sân đình,
Trăng âu yếm dổ lá cành véo von.
Em ôm chiếc gối bông tròn,
Lắng nghe từng giọt sương lòng ái ân.
Mộng bơi trong cỏi đời trần,
Dập dồn hơi thở gan bầm tái tê.
Nắng chiều lặn núi . Đêm về,
Say trong giấc điệp đam mê Xuân đời.
NHỚ VỀ HÀ NỘI
Phạm Minh Thông



Bồi hồi nhớ rét Hà Thành,
Nhớ con sông đỏ tặng anh hạt màu.
Phù sa bồi đắp cho nhau,
Khi xa, mình những lòng đau đáu lòng.

***

Nắng vàng quấn gót chân hồng,
Anh căng sợi nhớ,Em hong hạt sầu.
Tan tầm em những về đâu,
Gieo bao nhiêu mộng bên cầu sông Thương.
Những con đường nối con đường.
Cỏ non ngậm sữa đầm sương dưới trời.

***

Bây giờ xa cách đôi nơi,
Anh về quê cũ em ơi đừng chờ.
Sông ngăn núi cách đường mơ.
Đêm ôm giá Bắc làm thơ sưởi tình.

VỀ QUÊ.
Phạm Minh Thông


Về quê mài mực làm thơ,
Thương câu lục bát đợi chờ bấy lâu.
Ngày xưa bí ở cùng bầu,
Chung giàn tre Mẹ bắt cầu qua ao.
Ngày xưa ruộng thấp bờ cao,
Mẹ khom lưng gặt Cha đào giếng khơi.

Ngày xưa ngày ấy qua rồi,
Bây giờ soi lại cuộc đời đôi ta.
Bây giờ đệm gấm giường hoa,
Nhà cao cửa rộng đời ta đổi đời..
Bát cơm từ hạt mầm rơi,
Người nông dân vẫn giếng khơi ao làng.
Nhờ câu lục bát ngân vang,
Nhớ ơn Cha Mẹ, Xóm làng, Bà con..
Nuôi ta từ thuở lọt lòng,
Bây giờ đầu bạc vẫn còn nuôi ta.

Cắn câu lục bát làm ba,
Ơn Cha Mẹ một ơn Bà con hai.
Về quê nghiêng mực em mài,
Để anh dệt chữ xây Đài quê hương,
Quê hương trăm nhớ ngàn thương.
Ai đi không nhớ không đường về quê.