Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

BĂNG QUA SÔNG HÀN.

Dòng sông Hàn chảy trong lòng thành phố Đà Nẵng.Cửa sông Hàn đón nắng từ biển Đông.Ban mai,khi mặt trời mọc, những tia nắng mang màu đỏ thắm phóng vút lên từ nền biển đông xanh, làm cho chân dãy Trường Sơn cùng với đỉnh Hải Vân quan,rừng, núi trở nên hùng vĩ.Núi Sơn Trà ôm những tia nắng ban mai từ sáng tinh mơ quay đều cho đến khi hoàng hôn chìm vào núi Chúa, vẽ nên bức tranh thủy mặc màu sắc u nhã, thanh bình, khung cảnh nên thơ, huyển hoặc lòng người. Sự tương tác của hơi nước biển cùng khí trời , cây xanh, núi đá , khi thời tiết chuyển đổi tạo nên những vùng ánh sáng sắc màu kỳ lạ trên vịnh Hải Vân - Sơn Trà có thể đã góp phần tạo nên huyền thoại Tiên Sa trên cửa sông Hàn.

Tuy nhiên, từ năm 1885 cho đến ngày 2-9-1998 người dân hai bên bờ Đông , Tây sông Hàn từ bao đời với các tên gọi như Hòa Vang, Tourane, Thái Phiên , Đà Nẵng vẫn chịu cái cảnh " Dòng sông xẻ dọc, ngăn đôi cảnh đời".Những lão dân chài sống trên sông Hàn qua nhiều thế hệ kể lại:Tây đến , tây đi dân hai bên sông ni vẫn thế, ăn cơm gạo ghế, uống nước lợ sông Hàn.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công nhưng người dân sống bên bờ Tây vẫn cách bờ Đông một con nước rộng chưa tròn 1000M, hơn ba chục năm ròng.Tây đi, Mỹ đến, Đà Nẵng trở thành căn cứ quân sự áng ngự vùng biển Đông từ Cam Ranh đến Bến Hải. Con sông Hàn vẫn chia tách cuộc sống người dân Thành phố Đà Nẵng làm đôi vùng khác nhau:

"... Bên bờ Tây sông Hàn ngổn ngang phố xá,

Bên bờ Đông sông Hàn đường sá vắng tanh

Cho dù em rất thương anh,

Nhưng đò đầy Ba, Má cấm qua lại,

Cũng đành phải thôi.. "

Một phần những câu hát nói biểu hiện những ngăn cách , ấm ức trong tình cảm lứa đôi đủ nói lên sự cam chịu khi giao thương cách trở , đời sống kinh tế xã hội khốn khó của một vùng dân cư đông đúc ở phía bên bờ Đông song Hàn.



Người dân bờ Đông,trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ họ đã hy sinh, cống hiến không nhỏ một phần máu xương và tài sản cho sự thắng lợi chung của nhân dân ta cho đến ngày 30-4-1975 nước nhà hoàn toàn thống nhất. Sống trong khung cảnh hòa bình , có diều kiện để nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần, nhưng người dân bên bờ Đông sông Hàn vẫn lặng lẽ, ngày lại ngày trên những luống khoai lang, những mẻ lưới quăng ngang đánh bắt con tôm , con cá nhỏ trên dòng sông Hàn và nương náu trong những ngôi nhà chòi của xóm chài trên sông nước Hàn giang.Cho đến một ngày mà người dân Đà Nẵng nói chung và dân ở bờ Đông sông Hàn nói riêng , không thể nào quên được. Đó là ngày 2-9-1998 Ngày Tết độc lập của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày mà Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định BĂNG QUA SÔNG HÀN bằng việc tổ chức lễ khởi công xây dựng chiếc cầu quay độc nhất vô nhị trên đất nước Việt Nam thống nhất.



Trụ cầu thứ nhất đặt ngay trên Bến Đò Hà Thân địa danh tồn tại hàng trăm năm lịch sử. Giờ đây Bến Hà Thân nhường chỗ cho tiếng máy búa nổ rộn rả nhấn cây cột đúc bằng bê tông cốt thép cường độ cao dài hàng chục mét , lún dần xuống đáy sông Hàn hình thành trụ cầu thứ nhất ngay trong ngày lễ khởi công

Hai bên bờ sông Hàn các đơn vị chủ lực"tham chiến" xây dựng cầu đồng loạt ra quân đã có mặt tại hiện trường. Lực lượng chủ lực là công ty Cầu 12 thuộc Tổng công ty Xây dựng cầu số I của Bộ Giao Thông Vận Tãi; Công ty hợp doanh Xây lắp và Kinh doanh nhà Quảng Nam - Đà Nẵng thuộc Thành phố Đà Nẵng; kế đến là Công ty Thiết kế Công Trình Giao thông 503; Viện Giám định chất lượng Bộ Giao Thông; Ban Quản lý Công trình Xây dựng thành phố và Công ty Chuyên lắp dựng Cầu dây văng của thành phố Thượng Hải Trung Quốc.Họ làm việc thận trọng, cần mẫn, khẩn trương như một đơn vị quân đội,chiến đấu hợp đồng trên chiến trường. Họ tổ chức công trường vừa khoa học vừa tiết kiệm.

Những dàn búa đóng cọc,những mũi khoan xuyên sâu vào đáy sông Hàn hàng chục mét, những trạm bê tông đặt hai bên đầu cầu với hàng ngàn mét đường ống dẫn vữa ra giữa dòng sông cho thợ cầu đang dầm mình trên những chiếc xà lan nổi, tắm nắng hè cùng bão lũ miền Trung.Thợ điện, thợ bê tông, thợ hàn, thợ trắc đạc hàng ba trăm con người thường xuyên có mặt ngày đêm trên công trường xây dựng cầu quay sông Hàn.Trận lũ lịch sử năm 1999, nước thượng nguồn sông Vu Gia ầm ầm băng qua sông Hàn đổ về biển đông nhận chìm một thợ cầu xuống đáy sông Hàn, vẫn không làm nao núng được tinh thần”chiến đấu”của người thợ cầu. Họ khẩn trương và bền bỉ, ngày đêm lăn lộn với sóng nước để xây dựng cầu hoàn thành, kịp ngày kỷ niệm 25 năm Giải phóng Đà - Nẵng.

Những người thợ xây cầu ở khắp mọi miền đất nước,người ở miền Bắc,người quê miền Nam họ đến Đà Nẵng xây cầu quay băng qua sông Hàn với niềm khao khát cống hiến , họ hiến cã những ngày nghỉ lễ, ngày Tết Nguyên Đán thiêng liêng không về quê, hương khói Tổ tiên . Họ lao động quên mình theo ý Đảng và niềm mơ ước của nhân dân thành phố Cảng anh hùng.

Tiếng búa máy nện trên đầu cọc bê tông chát chúa cã một vùng sông nước, lay động niềm rạo rực từ lòng người.Tiếng máy trộn, máy đầm quay đều phát ra những âm thanh rộn rả, được gió nồm từ biển mang đi khắp bầu trời Đà Nẵng tạo thành những âm điệu trầm hùng giục bước chân người hối hả đến công trường, đến nhiệm sở, đến trường học tăng thêm niềm hăng say lao động cho thành phố ngày một nở hoa. Máy cắt sắt, máy hàn điện tóe lên từng tia lửa sáng, liên tục bay lên bầu trời tựa cánh rừng hoa lửa rực sáng trên dòng sông Hàn mênh mông sóng nước vào mùa mưa lũ, để thi công kịp tiến độ đề ra.Khi tiến độ xây dựng được đẩy lên đỉnh điểm Công trường cần ngay 30 thợ hàn điện bậc cao để hàn những thanh thép tròn có đường kính 4 mm vào tấm thép đặt trên mặt cầu quay, hay trên mặt sàn bê tông.Liên danh xây dựng cầu không thể có ngay được lượng thợ hàn lành nghề như thế, chúng tôi nhớ lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu

Khó vạn lần dân liệu cũng xong.”

Chúng tôi đưa yêu cầu nầy phát lên Đài truyền thanh Thành phố, lập tức có hàng trăm thợ hàn được đào tạo từ nước ngoài về, đến ghi tên. Một cuộc tuyển chọn thợ giỏi do các chuyên gia hàn cầu Trung Quốc đảm nhận, được tổ chức ngay trên công trường và chỉ trong hai ngày công trường đã chọn đủ 30 thợ hàn điện có tay nghề cao vào làm việc tại công trường.Ngân sách thành phố không đủ tiền mua vật liệu, thiết bị cho công trình cầu. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành Phố Đà Nẵng kêu gọi đóng góp vốn, lập tức toàn dân thành phố hưởng ứng, các doanh nghiệp, các chính khách , các đoàn thể hưởng ứng.các em bán báo ,các bác đạp xích lô , xe thồ hưởng ứng . Chỉ trong thời gian ngắn đã có được 30% số vốn cần có để xây dựng cầu, theo dự toán.

Ý Đảng,lòng dân đã quyện thành một khối bê tông sắt thép hóa thành chiếc cầu quay lịch sử băng qua sông Hàn.

Động viên những người thợ cầu là hàng đoàn các cụ bô lão của Thành phố Đà Nẵng, sáng sáng, chiều chiều, kéo nhau ra xếp ghế ngồi hai bên bờ sông dõi theo từng nhịp thở của thợ xây cầu đang hối hả kéo từng mét Bản Cầu vươn ra giữa dòng sông Hàn. Có cụ mù cả hai mắt vì bom Napan của giặc Mỹ trong chiến tranh nhưng chiều nào cụ cũng vịn vào vai đứa cháu nội khoảng 6 - 7 tuổi đi học về, dắt ông ra ngồi nghe tiếng của các loại máy nổ vang trên công trường xây dựng. Cụ không nhìn thấy những người thợ cầu thao tác cụ thể, Cụ nói:

- Thị giác của tôi giặc Mỹ hủy hoại nhưng tôi còn thính giác, khứu giác,tôi cảm nhận được sự lao động hối hả,khẩn trương trên công trường xây dựng càu. Tôi vui sướng lắm!



Động viên những người thợ xây cầu còn là các vị lãnh Đạo Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương thường xuyên đến thăm hỏi,chỉ đạo, quan tâm đến điều kiện lao động và đời sống vật chất của thợ làm cầu trên công trường.Tiến độ và chất lượng của trụ cầu, nhịp cầu là nỗi lo, là điều trăn trở lắng sâu trong mọi suy nghĩ của các nhà lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.Trong số họ đáng nói nhất phải kể đến là người thủ lĩnh xây dựng Cầu quay sông Hàn trong”chiến dịch” BĂNG QUA SÔNG HÀN và cũng là người chủ trì mọi sự đổi thay của Thành phố.

Nói theo sách giáo khoa thì đó là một tập thể: Đảng lảnh đạo, dân làm chủ và đồng thuận. Đúng vậy, nhưng để rạch ròi cái trách nhiệm cá nhân trong tập thể lảnh đạo ra, thì phải chỉ ra người đứng đầu chịu trách nhiệm trong trách nhiệm tập thể; người đứng đầu quyền lực trong quyền lực tập thể. Về điều này, tôi muốn nói đến một người mà cá tính của anh hệch là dân miền”Chưa mưa đã thấm " ,“ nói như cóc cắn " mà “cóc đã cắn thì trời gầm cũng chưa nhả” .Nếu không có anh ta thì cầu quay sông Hàn không thể hoàn thành đúng ngày 29/3/2000 như tiến độ đề ra được.Anh là Chủ Tịch UBND thành phố Đà Nẵng trong những tháng năm xây dựng cầu quay sông Hàn. Tôi thích làm việc với những con người như vậy. Ai thâm nhiễm cái phong cách lễ giáo từ ngàn xưa để lại của xứ kinh kỳ, hay lịch sự theo kiểu nủa Á nửa Âu mà nghe anh nói, nhìn tính cách anh chủ trì hội nghị thì " rất ghét " thậm chí còn " ghét cay ghét đắng nữa là khác” .

Không thích khi nghe anh nói. Ghét cái cách anh phát biểu khi chủ trì hội nghị. Nhưng lại chịu cái việc anh làm nếu không nói là " tâm phục " nhưng khẩu thì chưa phục”. Xây dựng cầu quay sông Hàn không có anh thì không xong.

Anh cùng chúng tôi quyết tâm BĂNG QUA SÔNG HÀN để đổi đời cho người dân Đà Nẵng . Anh có những cộng sự tâm huyết và tài năng như Phó chủ Tịch Trần Phước Chính, Trưởng ban xây dựng cơ bản Nguyễn Hữu Huân và Giám đốc liên danh Nhà thầu xây dựng cầu….Họ nguyện cùng anh băng qua sông Hàn bởi đây là công trình xây dựng cầu chưa từng có trên đất nước Việt nam: Cầu quay sông Hàn. Để hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử nầy, cái cần ở người lảnh đạo là Tổ chức ,thực hiện chứ không phải là rao giảng lập trường cách mạng trên công trường. Đối với người Cộng sản làm nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng nhân dân thì ai cũng có thể rao giảng lập trường cách mạng được.Nhưng,cái cần nhất trên công trường đang xây dựng cầu hiện tại là năng lực lãnh đạo thực hành thực tế của người Cộng sản . Mà đó phải là người, nói di đôi với làm, nói đến đâu làm đến đó , hứa thì phải giữ lời, đã làm thì phải làm đến nơi,đến chốn,không đánh trống bỏ dùi. Dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm, không đổ lỗi cho người khác. Không có những đức tính đó không thể hoàn thành "chiến dịch băng qua sông Hàn” kịp ngày kỷ niệm 25 năm Giải phóng Thành phố Đà Nẵng theo ý Đảng và lòng mong đợi của nhân dân từ bấy lâu nay.

Một việc mà tôi không thể quên được về tính quyết đoán của anh,không biết về chuyên môn kỷ thuật nhưng anh vẫn nằng nặc đòi chúng tôi phải làm theo yêu cầu của anh cho bằng được. Lúc đầu, có vài chuyên gia xây dựng cầu không đồng tình theo ý anh nhưng thấy thái độ kiên quyết của anh đành phải xuôi thuận. Đó là việc anh yêu cầu phải lắp toàn bộ Hệ thống quay của cầu sông Hàn trên đát Thượng Hải Trung Quốc. Gắn mô-tơ điện.Điều khiển cho trụ quay, quay với đầy đủ tải trọng 1500 tấn mới được ký biên bản nghiệm thu sản phẩm do Trung Quốc sản xuất cho cầu sông Hàn. Là những chuyên gia kỷ thuật cầu, chúng tôi hiểu đó là chuyện không tưởng, nếu không nói là chuyện khôi hài , nhưng là sự không tưởng và khôi hài của một người nắm quyền và luôn luôn xác định tư tưởng sẵn sàng chịu trách nhiệm trước tổ chức Đảng và nhân dân . Anh lo lắng, việc có thể xãy ra là thiếu đồng bộ trong quá trình sản xuất các chi tiết kỷ thuật, do chúng tôi đặt hàng cho nhiều nhà máy nhỏ trong một nhà máy lớn ở Thượng Hải sản xuất.



Khoảng cách rộng về không gian , sự eo hẹp về thời gian , các chi tiết máy lại phải trải qua rất nhiều khâu thiết kế, sản xuất, hoàn thiện , đóng gói, nếu có thiếu sót nhỏ một trong các khâu đó thì việc lắp ráp tại hiện trường cũng phải chờ đợi khắc phục khá lâu.Vì vậy, anh cương quyết buộc chúng tôi phải tổ chức " chạy thử " trụ quay cầu sông Hàn trên đất Thượng Hải . Chuyện tưởng như " gàn " nhưng cần thiết phải làm , Chúng tôi hiểu và sẵn sàng cùng anh chịu trách nhiệm , bởi tất cả đều vì lợi ích của nhân dân vì sự phát triển của Đà Nẵng trong tương lai, mà dây là cây cầu đầu tiên vượt sông Hàn làm theo ý Đảng, lòng dân . Cuối cùng thì việc " chạy thử " trụ quay của cầu quay sông Hàn cũng được tiến hành ngay trên đất Thượng Hải. Chúng tôi cùng với các nhà thiết kế cầu Trung Quốc cụ thể hóa 1500 tấn tải trọng đặt trên mâm quay cho mâm và trụ quay " chạy thử " trên mặt đất . Sau khi cuộc chạy thử thành công chúng tôi mới vỡ lẽ là cái ý tưởng "gàn' của anh lại rất cần thiết cho việc nghiệm thu cơ cấu mâm quay.

Qua đó , chúng tôi kiểm soát , kiểm kê đủ từng chi tiết nhỏ của cơ cấu trụ quay cầu sông Hàn trước khi đóng thùng mang về Đà Nẵng lắp đặt. Nhờ đó mà công trình đạt tiến độ như mong muốn.



Đà Nẵng - BĂNG QUA SÔNG HÀN lần thứ nhất bằng việc xây dựng chiếc cầu quay đã thành công rực rỡ. Chiếc cầu thành biểu tượng của thành phố biển Đà Nẵng. Cầu quay sông Hàn chắp cánh cho những hoài bảo và ước mơ của người dân Đà Nẵng từ bao đời nay.

Nhưng rồi cũng vì chính cái thành công rực rỡ đó mà câu chuyện BĂNG QUA SÔNG HÀN bằng chiếc cầu quay còn phải viết nhiều trang sách mới, để cho dòng sông Hàn thơ mộng mãi mãi nên thơ ...

Đà Nẵng tháng 3-2012

Kỹ sư Phạm Minh Thông