Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008

Cây cầu biểu tượng


Cầu sông Hàn - Đà Nẵng là một công trình có yêu cầu kỹ thuật thiết kế và thi công phức tạp đầu tiên trên Đất nước ta nói chung, của Đà Nẵng nói riêng.
Trong thiết kế, trụ quay của cầu đặt giữa lòng sông với mức nước trung bình 40-50m. Với trụ quay đó, vật liệu chế tạo phải bằng thép hợp kim có độ bền lâu. Để tránh lệch tâm gây ra cọ xát làm tăng lực kéo khi quay sẻ nhanh chóng làm mài mòn giữa trụ quay và gối đở. Khi thi công phải cẩn thận với độ chính xác tuyệt đối, không cho phép sai số quá 1/1000mm. Đây là vấn đề nan giải, vì vậy, để đạt được yêu cầu kỹ thuật của hệ thống quay, chúng tôi phải đi tìm hiểu và khảo sát các nhà máy chế tạo cơ khí trong và ngoài nước. Cuối cùng, nhà máy chế tạo cơ khí Thượng Hải (Trung Quốc) là đơn vị được chọn để chế tạo trụ quay cho cầu sông Hàn - Đà Nẵng. Để thi công trụ quay có đường kính 6m, cần phải đóng 12 cây cọc bê tông dài 45m, đường kính 1m sâu vào đáy sông (12 cây cọc này phải có thiết bị vây quanh 12 cọc với đường kính 6m). Khi thi công, phải bơm hút cạn nước, đào hết đất đáy sông, hút hết bùn, đặt cọc thép và đổ bê tông đóng rắn nhanh trụ cầu giữa (trụ này được đặt toàn bộ hệ thống quay cầu lên trên).
Nhớ lại khi thi công công trình vào năm 1999. Khi vận chuyển 1000 tấn thiết bị quay và dầm cầu từ Thượng Hải về Việt Nam, phải “tăng bo” từ cảng Hồng Kông quay về cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) vào lúc mưa lũ lớn từ hơn 10 năm qua mới có lại trên đất Miền Trung. Nước thượng nguồn sông Thu Bồn đổ về sôn g Cẩm Lệ để ra biển vượt mức báo động 3, cường độ chảy rất mạnh. Để đảm bảo tiến độ thi công và đảm bảo an toàn cho người lao động khi nâng chiếc mâm quay nặng 10 tấn, lắp ráp chính xác vào bệ máy, buộc công trình phải huy động thêm 2 xà lan nổi với 2 cần trục có sức nặng trên 100 tấn, xà lan phải neo đứng cố định trên sông, không được chao đảo trên giữa dòng lũ để cần trục lắp các thiết bị quay vào vị trí chính xác 100% theo yêu cầu kỹ thuật.
Một kỹ thuật quan trọng nữa là công tác cốt thép cho trụ quay được thi công dưới độ sâu 45m so với mức nước sông Hàn, người kỹ sư thi công phải tính toán áp lực nước va vào thành coppha; thiết kế hệ thống cây chống bên trong hố móng sao cho không ảnh hưởng đến việc thi công cốt thép và tháo cây chống thi bê tông đổ xuống; hệ thống “tăng đơ” dằng chống đở coppha, được cấu tạo xoắn 2 chiều, chính xác theo tính toán của thiết kế thi công tại chổ, có bộ phận dằng chống phải bỏ luôn trong bê tông móng trụ quay..., công trình phải mua ngay 20 máy hàn điện một chiều mới đạt tiến đọ hàn cốt thép trên mặt cầu-mà không phải lúc nào công trình cũng có săn lượng máy hàn điện như vậy. Dựa vào tay nghề của các chuyên gia Trung Quốc, công trình mở cuộc thi cấp tốc để tuyển thợ hàn giỏi trong phạm vi toàn TP.Đà Nẵng. Có đến 60 người đăng ký tham gia và công trình chọn được 26 người. Bên cạnh đó, để đảm bảo tiến độ công trình phải mua 15 máy đầm rung mặt cho bê tông cầu. Ngoài ra, công trình phải trực tiếp đặt hàng cho nhà máy dây cáp Thượng Hải để sản xuất cáp treo và hố neo. Ngoài cường độ chịu lực của cáp, yêu cầu của công trình cầu sông Hàn là vỏ bọc dây cáp treo là vàng cam-mà cũng chỉ có Đà Nẵng là khách duy nhất; những viên gạch lát trên hành lang đi bộ trên cầu do nhà máy gạch Giếng Đáy Quãng Ninh sản xuất....
Một yếu tố quan trọng không thể thiếu chính là chất lượng kỹ thuật của đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề của Công ty cầu 12; Công ty HDXL&KD Nhà Quãng Nam Đà Nẵng (cũ); Công ty tư vấn thiết kế 503; Công ty tư vấn giám sát Bộ giao thông; BQL công trình xây dựng Đà Nẵng và các chuyên gia cầu của Thượng Hải – Trung Quốc. Họ làm việc say sưa, nhiệt tình và đầy trách nhiệm, quên cả ngày nghỉ, ngày lể tết Nguyên đán...Đặc biệt là sự đóng góp kinh phí-tuy ít ỏi- của các tầng lớp nhân dân,CNVC-LĐ toàn Thành phố đã góp phần cho công trình cầu sông Hàn hoàn thành đúng vào ngày kỹ niệm 25 năm ngày giải phóng Đà Nẵng (29/03/1975-29/03/200)....
Cầu sông Hàn đã trở thành biểu tượng của TP.Đà Nẵng anh hùng.

0 comments: