Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Tin về Quỹ Tấm lòng vàng
TRAO HỌC BỔNG CỦA QUỸ TẤM LÒNG VÀNG HỌ PHẠM VIỆT NAM Ở ĐÀ NẴNG



NHÌN ẢNH KHÓC CHA.
Pham Minh Thông


Hết chiến tranh
Con về.
Cha đã đi xa.
Nổi đau mất Cha không lời nào để nói được.
Nước mắt rơi cũng vô ích với Cha rồi.
Con xây đền thờ
Con xây Mộ.
Đứng lặng nhìn đất tổ ôm Cha.
Đầu con đội trời,
Chân con đạp đất.
Che chở cho con hơi ấm của Người.
***

Chiến tranh ba chục năm trời.
Con đi làm trọn nghỉa đời,
Con về đã mất Cha rồi,
Cha ơi!
Khói hương bay,
và những giot nước mắt rơi.
Sâu thẵm lòng,Con nhận ra mình bất hiếu.
Cạn tình con......Cha hiểu!
Cha lặng im,
Cười.
NHÌN ẢNH KHÓC CHA.
Pham Minh Thông


Hết chiến tranh
Con về.
Cha đã đi xa.
Nổi đau mất Cha không lời nào để nói được.
Nước mắt rơi cũng vô ích với Cha rồi.
Con xây đền thờ
Con xây Mộ.
Đứng lặng nhìn đất tổ ôm Cha.
Đầu con đội trời,
Chân con đạp đất.
Che chở cho con hơi ấm của Người.
***

Chiến tranh ba chục năm trời.
Con đi làm trọn nghỉa đời,
Con về đã mất Cha rồi,
Cha ơi!
Khói hương bay,
và những giot nước mắt rơi.
Sâu thẵm lòng,Con nhận ra mình bất hiếu.
Cạn tình con......Cha hiểu!
Cha lặng im,
Cười.
NẮNG CHIỀU
Mthông.



Ta đi về phía trời chiều,
Nắng nghiêng núi cũng nghiêng theo một bề.
Em xin rút lại lời thề,
Vì chưng tinh tỉnh mê mê với đời
Còn gì để tiếc anh ơi,
Hạt mầm gieo giữa đất trời mênh mông
Xuân trời, đông tuyết trắng lòng.
Mảnh chăn ta đắp rách trong vá ngoài.
Gương trời sáng không đủ soi,
Chiều buông nắng toả phủ loài cỏ may.
Uống niềm hy vọng no say,
Nắng chiều khuất núi cho ngày bừng Đông.
,
CHỊ BỐN CẬN.



Cứ mỗi độ Xuân về - Tết đến. Đêm ba mươi lễ rước Ông Bà, trong làn hương trầm nghi ngút khói bay. Tôi Chấp tay, quỳ trước Hương linh tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Miệng lẩm nhẩm thầm gọi tên những linh hồn đã khuất, khẩn cầu từng người, rước họ về ngự trên hương án, vui cùng con cháu trong ba ngày xuân nhật. Lòng tôi trào dâng nhớ đến một người phụ nữ. Chị ta không thuộc về dòng máu chung của gia đình, họ, tộc với chúng tôi. Nhưng cứ mùa xuân về - Tết đến, niềm thương nhớ chị lại tràn về trong lòng tôi giữa mùa xuân hương sắc, đúng với nghĩa đen của câu thơ : Mùa xuân thương nhớ tràn về. Người phụ nữ mà dù xa quê sáu chục năm trời tôi vẫn không sao quên được hình dáng chị. Đó là chị Nguyễn Thị Cận, người đảng viên Cộng sản kiên trinh, của Chi bộ Nguyễn Cứ xã Điện Minh, huyện Điện Bàn. Tôi biết đến chị từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Suốt 30 năm chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975) của dân tộc ta. Phụ nữ Quảng Nam đã đóng góp một phần rất đỗi tự hào bằng công sức, mồ hôi, trí tuệ, máu xương và nước mắt cho sự nghiệp giải phóng quê hương đất Quảng. Trong đó có thôn Trung Phú, làng La Qua, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn thân yêu của chúng ta nói chung và của chị nói riêng. Qua hai cuộc kháng chiến chị Nguyễn Thị Cận được tổ chức Đảng địa phương giao nhiều trọng trách, từ người nữ đội viên du kích, đến Hội trưởng phụ nữ xã Điện Minh, phụ nữ huyện Điện Bàn, lãnh đạo phong trào phụ nữ hoạt động lúc bí mật, lúc công khai, vận động, giác ngộ nguỵ quân, nguỵ quyền cải tà qui chính, xây dựng cơ sở ngầm trong hàng ngũ nguỵ quân, nguỵ quyền. Dù chị được giao các chức vụ kèm với vị trí quan trọng trong xã hội, chúng tôi vẫn gọi chị bằng cái tên thân thương : Chị Bốn Cận.
Có thể nói trong những năm tháng đen tối nhất của phong trào cách mạng Điện Minh, giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, những năm 1947, 1948, 1949, 1950 chống Pháp và những năm 1963, 1964, 1965, 1966 chống Mỹ, hình ảnh người phụ nữ Điện Bàn nói chung, phụ nữ Điện Minh nói riêng nổi bật lên những tấm gương ngời sáng bất khuất, ý chí kiên trung cách mạng, bất chấp ngục tù. Giặc lê máy chém đến tận thôn ấp, những cuộc thảm sát dã man, những thủ đoạn chiến tranh tâm lý hiểm độc mà kẻ địch đã tận dụng để đánh vào cơ sở của ta, nhằm tiêu diệt tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở các địa phương Điện Bàn như: cắt cổ chồng trước mặt vợ, mổ bụng con trước mặt mẹ ... của kẻ địch. Khi cách mạng gặp lúc gian nguy như vậy, không ai khác ngoài phụ nữ là những người dám xả thân đường đầu với bạo lực dã man của kẻ địch. Chị Bốn Cận là một người phụ nữ dám xả thân làm những việc che chở, bảo vệ cán bộ cách mạng, nhen nhóm xây dựng lại lực lượng quần chúng bị địch đánh phá tan rã.
Những năm 1948, 1949, 1950 giặt Pháp bị quân ta đánh bại, thua đau ở biên giới phía Bắc, chúng ráo riết càn quét, lập tề, mở đồn bốt đến tận thôn xóm để tiêu diệt mầm mống du kích địa phương Điện Minh; chúng lập đồn Đông Lý, xây bót canh ở cụm rừng Lùm Mắm xóm Tân Mỹ; xây dựng đồn Cầu Mống, Diên Bình, kiên quyết đẩy Đội du kích tập trung của xã Điện Minh ra khỏi địa bàn xã. Chồng chị Bốn Cận là anh Nguyễn Tấn Minh lúc bấy giờ là xã Đội trưởng dân quân xã Điện Minh,Phó Bí thư Chi bộ Nguyễn Cứ đã phải cùng với Đội du kích tập trung, ban ngày phải tạm lánh ra xã bạn Điện Nam, ban đêm quay về Điện Minh bám đồn bót nguỵ, cho cán bộ Việt Minh vào từng nhà dân tuyên truyền cho dân hiểu đường lối, chính sách của Việt Minh lúc bấy giờ. Là người vợ, người mẹ, người dân và cũng là người nữ Du kích, chị Bốn Cận phải bám lấy xóm thôn, sống lẫn lộn trong dân, lao động để nuôi con, nuôi mẹ và bám địch để hiểu được tình hình hoạt động của chúng. Sống như vậy, chị phải luôn luôn cải trang mình để che mắt bọn Việt gian bán nước, làm tay sai cho giặc Pháp.Có lần dân trong thôn Trung Phú quê chị tổ chức Lễ thành hôn cho con.Một trong hai gia đình của đôi tân hôn có người thân mang họ Trần đội lốt là người của cơ quan Nguỵ quyền, nhưng thật ra nó là gián điệp của cơ quan phòng nhì Pháp.Cấp trên giao cho chị tìm mọi cách tiếp cận để tiêu diệt tên Trần.Qua tìm hiểu, chị Bốn Cận biết được mối quan hệ huyết thống giữa tên gián điệp họ Trần với một trong hai gia đình của đôi tân hôn, nên nhất định tên Trần sẽ có mặt trong Lễ thành hôn này. Chị lập kế hoạch tiêu diệt bằng được tên Việt gian họ Trần để trừ mối hiểm nguy cho dân làng.Chị sắm cho mình bộ cánh với vai phụ nữ con nhà giàu sống ở thành phố đi dự lễ cưới.Áo dài vải hoa sặc sỡ, quần vải "Xatanh" trắng, đi giày cao gót. Bổng chốc Chị trở thành cô gái thành thị xinh đẹp.Nhưng có ai ngờ trong chiếc ví đầm cầm tay bằng da hỗ đắc tiền kia có một khẩu súng Col với 9 viên đạn đã lên nòng , sẳn sàng nhả đạn vào đầu tên Việt gian tàn ác họ Trần.Kẻ địch của chị Bốn Cận cũng lường trước.Trong lễ cưới này không thể không có du kích xã Điện Minh trá dạng làm người đi dự lễ cưới để bất ngờ giết nó.Và, tên Nguỵ họ Trần cũng sắm cho mình một bộ lễ phục dân gian truyền thống. Đầu đội khăn đen đóng.áo dài lụa Trung hoa màu xanh đen lịch lảm đủ che khẩu tiểu liên loại nhẹ trong người.
Khi đôi tân hôn vừa xuất hiện trước hôn trường thì cũng là lúc tên Việt gian họ Trần và cô du kích Bốn Cận giáp mặt nhau và cả hai đều đã đặt ngón tay trỏ của mình vào cò súng, sẳn sàng nhả đạn vào đầu nhau.Niềm thương và trách nhiệm phải bảo vệ dân thoáng hiện trong tâm người nữ du kích.Chị không siết cò súng vào đầu tên Trần mà nở nụ cười tươi như đoá sen trên đôi môi đỏ thắm của người phụ nữ dáng vẽ kiêu sa kiểu thị thành.Chị cất tiếng chào.
- Anh Ba cũng về dự lễ mừng... hai cháu hả!
Tên Việt gian khét tiếng gian ác họ Trần bị bối rối bởi tiến chào thiện tâm đó.Sau thoáng ngỡ ngàng trước tiếng chào đôn hậu, ấm nồng như tiếng mẹ ru thuở ấu thơ, phảng phất mùi bùn trên đồng ruộng mạ.Nó nhận ra chị Bốn Cận, mặt nó chuyển từ màu mào gà trống sang màu lá chuối non. Đôi mắt ranh ma thường ngày trở nên bối rối. Tay nó định siết cò súng.Nhưng nhanh hơn,chị Bốn Cận kịp chặn tay nó lại và cũng với giọng quê nồng ấm, chị nói:
- Anh Ba cứ yên tâm. Em về đây để dự lễ cưới, chứ không phải đi làm nhiệm vụ.Chúng mình ngồi nói chuyện đi anh!
Vừa nói chị Bốn Cận vừa kéo tay địch thủ ngồi xuống cạnh mình.Người dân trong thôn Trung Phú đi dự lễ cưới hôm đó không ai "dám" đến gần để nghe hai địch thủ nói gì với nhau.Họ chỉ thấy sau lễ cưới ít lâu tên chỉ điểm cho Pháp họ Trần tối tối không còn lên đồn Pháp ngủ nửa, mà ở nhà cùng với nhân dân trong thôn lao động,làm ăn.
Vừa lao động để nuôi sống gia đình, tiếp tế cho chồng và đồng đội ban ngày ẩn náu nơi xã bạn, Chị Bốn Cận còn vận động nhân dân, chị em phụ nữ sống trong lòng địch, đào hầm bí mật trong nhà, làm tường nhà bằng phênh 2 lớp, tìm mọi cách để bảo vệ lực lượng mình, tiêu hao sinh lực địch. Dưới sự lãnh đạo của chị Bốn Cận, chị em phụ nữ Thanh Chiêm; Uất Luỹ, Trung Phú, La Qua, Bồng Lai đã nhiều lần dụ lính Âu Phi trong đội quân Viễn chính Pháp để bắt sống, lấy vũ khí trang bị cho Đội du kích xã. Qua theo dõi, chị biết được lính Âu Phi trong các đồn ở ngã ba Vĩnh Điện, Diên Bình thường mang súng tiểu liên đi một mình, lục lọi trong nhà dân để tìm phụ nữ. Chị bố trí cho một phụ nữ dụ một lính Âu Phi vào buồng riêng; còn 3, 4 chị em khác thì bí mật bố trí quanh cửa buồng. Khi tên lính Âu Phi hớn hở lọt vào buồng riêng với1chị nào đó được chị Cận "phân công" làm "chim mồi",nó thường cởi bỏ súng đạn ra, dựng vào vách nhà, hoặc quăng ngay xuống đất để ôm chầm lấy người phụ nữ đang đứng trước mặt mình.Ngay lập tức chị "chim mồi" ra hiệu cho 3, 4 chị em khác ùa vào phòng chĩa súng,chỉa dao phay; mã tấu vào tên lính Âu Phi “mê gái” kia bắt nó đầu hàng; chị em lấy súng của nó và rút ra khỏi buồng an toàn. Bằng cách đánh này, chị em đã thu được nhiều súng tiểu liên của quân đội Pháp trang bị cho Đội du kích ta.
Trong một lần đi công tác, anh Nguyễn Tấn Minh chồng chị bị địch phục kích bắn gãy xương chân, cơ quan Huyện đội Điện Bàn phải đưa anh vào Quân y Viện 3 ở vùng tự do của ta điều trị vết thương. Lúc bấy giờ giặc Pháp đã chiếm giữ bờ bắc sông Thu Bồn, Hội An, ra đến Đà Nẵng. Toàn huyện Điện Bàn nằm trong vùng chiếm đóng của quân Pháp. Chị Bốn Cận gạt nước mắt tiển chồng đi còn mình ở lại theo sự phân công của tổ chức đảng để tiếp tục hoạt động trong lòng địch, gây dựng phong trào, giữ vững ý chí kiên định trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Là một chiến sĩ trong Đội Du kích xã Điện Minh và cũng là một người bạn nhỏ chiến đấu cùng chị Bốn Cận trong những năm chống giặc ngoại xâm, giành từng tấc đất trên quê hương Điện Bàn. Tinh thần chiến đấu hy sinh của chị Bốn Cận cho quê hương,đất nước,cho đồng đội, cho chồng, con và gia đình dẫu đã dần trôi theo năm tháng của thời gian, đá đã nát, vàng đã phai, nhưng lòng tôi không thể nào quên được người nữ du kích có đôi mắt sáng, gương mặt tròn và nụ cuời chứa chan tình người luôn nở trên làn môi đôn hậu.Chị sống như muôn ngàn tia nắng mặt trời dọi ánh sáng cho đời tôi .
Về quê. Bước chân trên con đường đất năm xưa, nắng chiều làm ngã bóng tre, gió thổi, bóng tre chao, chập chờn như dáng người du kích chui lên từ những căn hầm bí mật dưới khóm tre làng, sau những trận càn, giặc đã... rút đi.
Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, thực thi Hiệp định Geneve, tôi và anh Nguyễn Tấn Minh (nay đã qua đời) chồng chị Bốn Cận tập kết ra Bắc. Chị ở lại với quê hương, với gia đình, nuôi mẹ già và 3 người con của anh Nguyễn Tấn Minh, 2 trai 1 gái. Sống trong sự kìm kẹp của chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ với Luật 10/59 lê đi khắp xóm làng nông thôn Việt Nam. Chị Bốn Cận vẫn một lòng, một dạ trung thành với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, giữ vững khí tiết của một người cộng sản - chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.Trong cuộc chiến chống Mỹ khốc liệt này , cán cân lực lượng giữa ta và địch chênh lệch nhau quá lớn, Chị Bốn Cận và người con gái đã bị Nguỵ quyền Sài Gòn sát hại theo luật 10/59, khi chúng bắt được chị đang lãnh đạo quần chúng nhân dân vùng lên phá ấp chiến lược do Mỹ & Nguỵ quyền Sài Gòn lập ra để đàn áp phong trào cách mạng của dân ta. Giết hai mẹ con chị xong, lính Mỹ & Nguỵ quyền Sài Gòn còn cho xe bọc thép kéo lê xác chị trên đường phố để uy hiếp tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân.Nhưng chúng đã nhầm. Khí phách anh hùng của mẹ con chị Bốn Cận đã khắc sâu trong lòng người phụ nữ Điện Bàn.Thật khó mà kể hết những tấm gương phụ nữ Điện bàn kiên trung với cách mạng như hai mẹ con chị Bốn Cận.
Không có sự giúp đỡ của chồng, chị vẫn nuôi dạy các con trưởng thành, trở nên những người Cộng sản chân chính trong lòng Mỹ, Nguỵ Sài Gòn để đến bây giờ đủ sức và lực tiếp tục sự nghiệp của mẹ cha để lại.
Ngày Xuân trong niềm vui chung của đất nước thống nhất.quê hương không còn bóng quân xâm lược. Đời sống của người dân ngày một ấm no hạnh phúc.Càng ấm no hạnh phúc chúng ta càng không được quên những người phụ nữ đã hy sinh cả cuộc đời cho Mùa Xuân Đất Nước mãi mãi xanh tươi. Bài viết này là một nén hương để tưởng nhớ đến Chị Bốn Cận người nữ đảng viên cộng sản, nữ du kích chống giặc giữ làng năm xưa như người nữ “Anh hùng”đã đi vào lịch sử trên quê hương Điện Minh anh hùng.
Phạm Minh Thông
Đội viên liên lạc-
Đội du kích tập trung
Xã Điện Minh 1949-1951