Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2008

Rừng trong phố

Rừng trong phố là một ý tưởng đẹp của kỹ sư Hồ Duy Diệm (Tổng thư ký Hội Quy Hoạch phát triển đô nthị Đà Nẵng) mà tôi đã có dịp được đọc ntrên Tạp Chí Đô thị & Phát triển. Tiềm năng, Đà Nẵng là một thành phố có thể thực hiện được ý tưởng hay đó. Trăn trở theo ý tưởng quẩn quanh trên các nẻo đường Đà Nẵng để tìm xem ở đâu thể hiện được “Phố giữa rừng” mà tôi hằng mong đợi ấy. Có lần tôi theo taxi đi hết con đường mở quanh đỉnh Sơn Trà, vượt lên Bà Nà – Núi Chúa, ghé vào thung lũng Suối Mơ - Suối Hoa, quay về Non Nước – Ngũ Hành Sơn, thả hồn mơ màng trên con đường Điwnj Ngọc – Sơn Trà, ngắm biển xanh của màu xanh thuỷ mạc, băng qua cầu quay Sông Hàn, cho xe tăng tốc trên quan lộ Nguyễn Tất Thành, men theo triền sông Cu Đê, đắm mình trong khu rừng xanh bạt ngàn dưới chân triền phía nam của đèo Hải Vân để tìm đường lên diỉnh Hải Vân Quan. Đứng nơi đây, nhìn viề Đà Nẵng, biển và rừng như quyện vào nhau, hôn nhau khi triều cường dâng lên, vẩy tay chào khi ông mặt trời sắp ẩn mình vào Núi Chúa và cũng là lúc những đôi trai gái từ trung tâm thành phố kéo nhau ra bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước, Sơn Trà nô đùa với sóng biển.
Rừng trong phố, phố bên biển là một tư duy quy hoạch mong giử được môi trường xanh cho đô thị . Một đô thị khi có rừng trong phố và phố bên biển như cài những bông hoa đẹp. Những con đường dài, quanh co cao thấp khác nhau làm cho phố rộng ra, đường dài thêm. Phố nép bên đường. Đường dẫn con người đến với những đồi cỏ xanh, các hàng cây rợp bóng giữa phố, giữa các siêu thị tấp nập ngưpừi mua kẻ bán, giữa các quãng trường vui chơ của mọi lứa tuổi thanh thiếu niên và người già đều được ngắm mảng trời xanh còn lại và làn gió nhẹ khi chiều dần buồn sau lưng núi.
Phố giữa rừng, rừng bên bờ biển ,à một tư duy quy hoạch của thế kỷ 21. Với nhu cầu phát triển đô thị hiện nay và những hiểm hoạ môi trường người ta quan tâm và thực sự chú ý đến. Tôi xin không bình luận đến thực trạng quy hoạch của thành phố Đà Nẵng hiện tại về cái được và cía chưa được. Thiết nghĩ cũng không cần phải cân đong giữa cái được và chưa được để xem cái này thua kém cái kia bao nhiêu phần trăm. Bởi tư duy khoa học nhất của người làm khoa họcquy hoạch xây dựng là luôn luôn dựa vào cái hiện có định hướng đến tương lai để làm cho cuộc sống xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Thành phố Ban-ti-mo của nước Mỹ chỉ hơn một triệu dân, được xây dựng cách đây gần một thế kỷ, có địa hình núi sông biển gần kề, dân số cũng gần giống như thành phố Đà Nẵng, nhưng với cách làm, cách suy nghĩ cho một tương lai họ đã tính ngay cho việc quy hoạch phố giữa rừng, rừng bên bờ biển xanh, kéo biển vào lòng thành phố, để cho du khách thập phương kéo về đây thưởng ngoạn màu sắc xanh biệc của cây, của nước. Hè cũng như đông với cái lạnh dưới O0C nhưng Ban-ti-mo vẫn không hề thưa thớt người và sắc thái thiên nhiênnên Ban-ti-mo luôn trẻ mãi và đầy hấp dẫn. Vậy phải chăng, việc suy nghỉ đưa rừng vào phố là yếu tố cần phải thực hiện trên bản vẽ mới mong đáp ứng được nhu cầu đời sống xã hội trong điều kiện phát triển hiện đại ngày nay.
Đà Nẵng phát triển nhanh nhưng vẫn chưa muộn cho giải pháp này.

Phạm Minh Thông

0 comments: