Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2008

ĐỂ CÓ MỘT ĐÀ NẴNG XỨNG VỚI TẦM VÓC KHU VỰC

1. Đà Nẵng cần nhanh chóng hình thành mạng lưới giao thông. Đặc biệt là các nút giao thông hiện tại mới chỉ làm được một phần phân luồng giao thông, nhưng cũng chưa thực sự an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Trong tương lai khi dân số Đà Nẵng tăng lên 1.5 – 2 triệu người các nút giao thông hiện nay phải được nâng cấo. Quy trình xây mới các nút giao thông lại được lặp lại một lần nữa ở mức độ cao hơn. Tổ chức tốt các đầu mối giao thông cắt, các nút giao thông giữa các con đường là yêu cầu đặc thù của đô thị văn minh. Các đầu nút giao thông nội thị vừa giải quyết được vấn đề vân chuyển, vừa đem lại kiểu dáng kiến trúc của đô thị. Giao thông nội thị của Đà Nẵng trong tương còn phải tính đến đường ở các độ cao khác nhau trên mặt đất, đường hầm, metro, đường hầm vượt Sông Hàn, vượt đồi núi, đường cầu cao với nhiều mức khác nhau trên mặt đất. Đi trên đường phố Hà Nội, Hải Phòng con người cảm nhận đâu đây mùi hoa cữa nồng nàn; màu hoa phượng rực đỏ. Thiết nghĩ Đà Nẵng cũng cần có những con đường, những màu hoa đặc trưng cho riwng mình.
2. Đà Nẵng cần hoàn thiện hệ thống cung cấp năng lượng được nhiểu là hệ thống cung cấp điện, cung cấp khí đốt. Hiện nay việc cung cấp khí đốt hầu hết bằng phương thức là cung cấp riêng lẻ cho từng hộ gia đình. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã cung cấp khí đốt cho từng đơn nguyên hoặc cho các chung cư riêng lẻ. Đà Nẵng gần như chưa đặt ra việc cung cấp khí đốt cho toàn thành phố theo hệ thống dẫn khí, trạm cung cấp khí, trạm dự trử khí đốt, đặt vấn đề này ra từ bây giờ khi quy hoạch xây dựng các khu dân cư tập trung để đáp ứng được nhu cầu khí đốt cho đô thị có mức dân ngày càng tăng.
Trước mắt việc cung cấp điện năng độc quyền do một công ty
Quốc doanh đảm nhận. Trong tương lai việc cung cấp điện năng và khí đốt cho Đà Nẵng hiện đại chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh trong việc chọn lựa nhà cung cấp điện lên mạng lưới Quốc gia. Cạnh tranh trong việc chuyển tải và cung cấp điện đến từng hộ gia đình. Hệ thống chuyển tải điện cao áp có các đường dây với các mức độ điện áp như hiện nay chắc chắn có sự thay dổi cho phù hợp với sự thay đổi giá trị trên thị trường cung cấp điện năng. Trong tương lai nội thị của một đô thị hiện đại, dân cư đông đúc, mật độ lưu thông dày đặc không thể có đường dây dẫn điện cao áp trên không, mà phải quy hoạch hệ thống ngầm dẫn điện cao áp. Bão xangsame vừa qua đã làm cho các cột điện cao thế có đường dây trên cao tại TP.Đà Nẵng bị quật ngã là một dẫn chứng cho việc cần quy hoạch đường dây dẫn điện ngầm trong nội thị.
Đà Nẵng năm nào cũng hứng chịu 7-12 cơn bão kèm theo mưa lớn. Hệ thống thoát nước bao gồm hệ thống thu gom rác thải, hệ đường dẫn và các công trình xử lí nước thải, xả thoát, tiếp nhận. Hệ thống thu gom và đường ống dẫn ở Đà Nẵng phải là dạng kín bằng đướng ống và cống ngầm, nên đòi hỏi phải quy hoạch hệ thống ống dẫn và cống ngầm kín cùng với qua hoạch mạng lưới giao thông nội thị và phải được thi công đồng bộ với thi công hệ thống giao thông nội thị.
Xử lí nước thải ở đô thị Đà Nẵng là một yêu cầu bứec thiết cho môi trường sống. Bởi Đà Nẵng là một vùng đất được bao bọc bởi biển đông, Sông Hàn và núi. Mức nước Sông Hàn và biển đông so với cao độ mặt bằng của đô thị Đà Nẵng <= 2.5m. Đòi hỏi việc quy hoạch hệ thu gom rác thải , hệ đường dẫn, các công trình xử lý nước thải, công trình xã thoát, tiếp nhận, phải có thời gian khảo sát địa tầng, địa chất thuỷ văn cẩn thận để đảm bảo nguồn sống của các sinh vật và sạch theo tiêu chuẩn cho phép của nước sông Hàn. bởi nước thải (dù là nước thải gì) tại đô thị Đà Nẵng sau khi xử lý đạt yêu cầu phần lớn phải thải ra con sông Hàn xinh đẹp và biển đông.
Phải qua 4 gia đoạn xử lí thì nước thải mới đạt yêu cầu sạch của môi trường. Mổi giai đoạn xử lí đòi hỏi phải có mặt bàng cho các trạm xử lí cùng với hệ thống thiết bị, mặt bằng cho sân phơi bùn, cho lò đốt cặn...cần phải được xác định cụ thể trên mặt bằng quy hoạch các khu dân cư và cần ưu tiên xây dựng để đưa vào cho khu công nghiệp tập trung và khu dân cư hiện có, để cho môi trường đang báo động vì sự ô nhiểm gây ra cho sông Hàn và bờ biển Đà Nẵng. Không làm sao chứng minh được là cư dân Đà Nẵng hiện đang sống trong một môi trường trong lành, bởi khu làng nghề Thuận Phước lúc nào cũng bốc mùi tanh hôi của cá, chất thải của các nhà hàng khách sạn dọc hai bên bờ sông Hàn, bờ biển Thuận Phước, Bắc Mỹ An đã được xử lí đạt tiêu chuẩn theo luật môi trường trước khi thải ra sông, ra biển. Hồ nước Vĩnh Trung, Thạch Gián, Công viên 29-3 trở thành nơi chức nước thải sinh hoạt của cư dân. Không có nhà máy xử lí nước thải tập trung đạt yêu cầu tại các khu công nghiệp lớn. Hồ Bào Tràm nhiều năm nay vẫn là nơi chứa nước thải của khu công nghiệp Hoà Khánh. Vùng Khánh Sơn Đà Nẵng không thể là nơi chứa lâu dài rác thải của Thành Phố Đà Nẵng với phuơng thức xử lí như hiện nay. Một dự án nghiên cứu biến rác thải thành điện năng cho Đà Nẵng là rất cần thiết ngay từ bây giờ.
3. Bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc hiện đại không những đáp ứng được yêu cầu giao tiếp của nhiều cá thể trong cộng đồng mà còn là cơ hội lớn cho kinh tế Đà Nẵng phát triển, trong thời đại lao động trí thức và bùng nổ công nghệ thông tin. Đà Nẵng có đủ điều kiẹn về địa lí để hiện đại thông tin liên lạc. Công trình đầu mối: hệ thống thu phát sóng, mạng lưới phục vụ cần được quy hoạch hoàn chỉnh đồng thời với khu dân cư và khu công nghiệptập trung. Nhanh chóng hiện đại hệ thống công nghệ thông tin làm cho kinh tế Đà Nẵng không những tăng nhanh mà còn tạo cơ hội cho vai trò trung tâm kinh tế thông tin vủa Miền Trung và Tây Nguyên.
4. Để có một thành phố cảng biển hiện đại Đà Nẵng cần phải có chiến lược phát triển nhà ở bền vững. Đay là vấn đề nan giải mà nhà chức trách địa phương còn phải tốn nhiều công của đầu tư và làm việc sòng phẳng với cư dân thành phố. Bởi các khu dân cư của khu vực nội thị hình thành trước ngày NQ33 ra đời đang thiếu trầm trọng các điều kiện sống cần thiết như: thiếu hệ thống giao thông, thiếu nước sạch, thiếu điều kiện sản xuất liên gia cho cuộc sống hàng ngày, thiếu cây xanh, nhà ở chật hẹp, đặc biệt là môi trường sống bị ô nhiểm trầm trọng. Một thành phố hiện đại không chỉ co những kiểu nhà nhue hiện nay, cao thấp tuỳ ý, dọc theo các tuyến đường giao thông để tạo ra phố, Từ bây giờ cần quy hoạch kiểu nhà, cấp nhà, cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư đang sống trong môi trường ô nhiểm. Cũng cần tạo ra các khối phố mới, mà ở đó cư dân sống trong các khu nhà có cấp độ cao thấp khác nhau, tạo thành khối, đan xen với các khu chức năng như: siêu thị, chợ, khu hành chính, khu giải trí, công viên và cây xanh thích hợp.
Đà Nẵng là một thành phố tiêu thụ. Lo sống đủ cho chính mình bắt kịp nhịp sống của khu vực đã là quá khó. Đà Nẵng chỉ có thể trở thành động lực kinh tế cho miền Trung và Tây Nguyên trên các lĩnh vực: giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin, ngân hàng tài chính, du lịch dịch vụ, đầu mối giao thông vận tải và đại diện ngoại giao đoàn.

Chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là tiền đề đảm bảo cho Đà Nẵng phát triển thành một thành phố hiện đại và văn minh. Thiết nghĩ, cần phải xác định tiêu chí cho một Đà Nẵng.

0 comments: