Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

NHỮNG GIAI THOẠI CHỊ BỐN CẬN

Phạm Minh Thông

Từ giai thoại, truyền thuyết đến truyện cổ tích đều có điểm xuất phát, từ truyện có thật về một con người, một địa danh được thêu dệt tùy theo trình độ, lòng yêu mến của nhiều tầng lớp trong cộng đồng được dung nạp qua con người truyền đi mà thành giai thoại. Đó là sự phản ánh trực tiếp câu chuyện xảy ra, có tầm không lẫn và không thể so sánh với chuyện bình thường được truyền tụng, nhằm tôn vinh nên nó trở thành giai thoại.
Ở quê tôi, xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có giai thoại về một nữ chiến sĩ cách mạng, chị có công lao trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp & chống Mỹ cứu nước.Ngày nay, mổi khi địa phương có ngày lễ lớn hay những cuộc hội họp đông người bàn về việc làng, việc xóm bà con thường không quên nhắc đến chị Cận với niềm tiếc thương vô hạn về một con người, như Chị vẫn còn sống ở đâu đây nơi ruộng lúa,nương ngô, hay bờ tre ao cá hoặc dưới hầm bí mật ẩn với hàng hàng ngàn ngôi mộ giũa cánh đồng hoang vắng.
Chị tên là Nguyễn Thị Cận, Chủ tịch Hội Phụ nữ cứu quốc Điện Minh. Nhân dân trong xóm, từ nhà Bác Song đến nhà Cô Độ, anh hai Nên, chị Bảy Tiện v..v đến cả thôn Trung Phú; Uất Luỹ;La Qua;Bồng Lai; Tân Mỹ;Thanh Chiêm; Phú Chiêm... đến cả xã Điện Minh ai ai cũng gọi chị với cái tên thân thương là Bốn Cận, các Cụ già thương chị thường gọi là "con" Bốn Cận, mặc dù chị đã là một đảng viên cộng sản, một cán bộ phụ nữ mà làng trên, xóm dưới nhân dân đều khâm phục tinh thần vì nước quên thân, vì dân kiên cường bám địch khuyên bảo bà con, khơi dậy lòng yêu nước , chí căm thù giặc của Cha Ông ta từ ngàn năm để lại. Chữ cận còn có nghĩa là gần, bên cạnh. Chắc có lẽ trong công tác hoạt động chị Bốn Cận luôn gần dân, chị ở và quan hệ với 10 người, thì tiếng vang, sự kính nể và thương mến chị lan sang người thứ 11, và cứ thế rộng dần ra...
Khi đội du kích Điện Minh do chồng chị là Nguyễn Tấn Minh chỉ huy bị địch đánh bật ra khỏi nơi đứng chân ở xã nhà.Ban ngày anh em phải ra dấu mình ở vùng cát Điện Nam, ban đêm về lại địa bàn xã Điện Minh công tác bám địch cho cán bộ Mặt trận tuyên truyền chính sách của mặt trận Việt Minh và Liên Việt cho nhân dân trong xã và xin lương thực từ dân để nuôi quân vào những ngày sống trên xã bạn.
Tôi là chiến sĩ liên lạc của xã đội Điện Minh từ những ngày đầu đánh Pháp, dưới sự chỉ huy của chồng chị Cận nên tôi hiểu rõ chiến công và việc làm của chị. Có khi anh em du kích đói lả bám về nhà chị kiếm cái ăn là một thử thách vô cùng quyết liệt.Bởi từ ngày về làm vợ anh Nguyễn Tấn Minh xã Đội trưởng dân quân xã Điện Minh chị vừa tròn tuổi hai mươi.Chồng lo việc làng xã quanh năm suốt tháng, một mình chị lao động nuôi chồng, nuôi cha mẹ chồng, em chồng, lúa mùa này chưa chín, gạo đã vay ăn hết rồi.Khi du kích xã còn giữ được đất, bám được dân, đêm đêm sau giờ công tác anh em thường tụ tập tại nhà chị để có khoai ăn khoai, có sắn ăn sắn,rồi rút ra Điện Nam, Điện Dương ẩn mình trong cát, chờ đến tối lại trở về lại Điện Minh bám địch, diệt tề, trừ gian.Mùa Xuân năm 1949, khi mặt trận Mang Cá ở Thừa Thiên Huế bị vỡ.Vĩnh Điện trở thành Chi khu tiền đồn của quân đội Pháp ở phía Nam Đà Nẵng, chúng tập trung lực lượng, mở rông tổ chức nguỵ quân, nguỵ quyền, tăng cường càn quét vào các vùng nông thôn Điện Bàn từ sông Thu Bồn ra Đà Nẵng. Điện Minh là vùng trọng điểm vì làng dân bọc quanh chi khu Vĩnh Điện.Quân Pháp cấu kết với bọn cường hào ,địa chủ, hương lý cũ dựng lại chính quyền bù nhìn.Các tổ chức ăn theo như Mật thám , mật vụ, chỉ điểm mọc lên như nấm, lăn lõi vào làng dân, trà trộn nắm tình hình của Đội Du kích xã Điện Minh. Đặc biệt chúng muốn biết Nguyễn Tấn Minh người cầm đầu Đội du kích xã Điện Minh còn hay chết, ở đâu, cách hoạt động xuất quỷ nhập thần của quân du kích dựa vào ai để có thể ra vào đồn Vĩnh Điện như đi chợ. Bọn mật thám , chỉ điểm dù có thay hình đổi dạng như thế nào cũng bị phát hiện và bị giết chết bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu.Bọn mật thám, chỉ điểm chỉ thấy phụ nữ đi chợ, không thấy đàn ông, nhưng súng vẫn nổ và chúng vẫn bị giết chết bất thình lình, không kịp trở tay.Đấy là tiếng súng của đội quân tóc dài do Nguyễn Thị Cận thay chồng chỉ huy. Tình hình đấu tranh với giặc ngoài thù trong ngày càng trở nên quyết liệt, gay go. Mủi nhọn của kẻ địch tập trung vào chị Bốn Cận và ngôi nhà ở của Mẹ con chị ở thôn Uất Luỹ, làng La Qua.Để tránh sự dòm ngó của những tên mật vụ nằm vùng, tránh tổn thất và bảo toàn lực lượng ta.Dần dần anh em du kích sau giờ bám địch diệt tề không còn tập trung vào nhà chị Cận để ăn đêm nửa.Đói đến với Đội du kích xã Điện Minh là điều trông thấy.Để nuôi quân lâu dài trên đất Điện Nam BCH Xã đội chủ trương tăng gia sản xuất lúa gạo khoai sắn trên vùng giáp ranh giữa Điện Nam và Điện Minh.Nguồn nước duy nhất để tưới cho vùng lúa của đội du kích Điện Minh cấy trên đất Quảng Lăng phải lấy từ nhà máy nước Vĩnh Điện do bà Cả Hoan làm chủ nằm trong vùng kiểm soát của Pháp và nguỵ quyền than Pháp.Anh em du kích cấy lúa xong,aam mưu thâm độc của quân đội Pháp và nguỵ quyền tại chi khu Vĩnh Điện là không cho nhà máy đổ nước ra vùng Quảng Lăng. Lúa của dân khô nước, lúa của quân du kích cũng khô nước hằng tuần, sau đó chúng cho nhà máy đưa nước ra vùng Quảng Lăng, nhưng lại cho nước chảy vào ban đêm, bởi chúng chắc rằng quân du kích Điện Minh cũng phải đi lấy nước cho lúa đang cấy như dân.Anh em du kích Điện Minh mắc vào âm mưu này của địch, trân chiến lúc 0giờ ngày 15 tháng 3 năm 1951 trên cánh đồng lúa xanh mơn mởn tại Quảng Lăng thôn 6 Điện Nam, Điện Bàn đã làm cho anh Lê Ất Hợi xã đội phó dân quân du kích xã Điện Minh hy sinh. Từ đó anh em du kích nhận gạo tiếp tế tại nhà chị Cận phải dùng tín hiệu. Hằng đêm, khi đã băng qua khỏi con đường tỉnh lộ Vĩnh Điện –Hội An, để đến nhà Chị Cận phải bò sát vào cửa sổ, gõ nhẹ vào thanh cửa 3 tiếng liên tục.
- Cốc…Cốc…Cốc, và gọi khẻ.
- Chị Bốn…Chị Bốn…Chị Bốn!
Nhận được ám hiệu chị Cân thò một bàn tay ra ngoài nhận các ruột tượng đựng gạo.Ruột tượng được may bằng vải xi-ta màu xám nhạt, hình ống, dài từ 1,5 đến 2,5 mét có đường kính 10 cm.Nhận xong chị lặng lẻ rút tay vào nhà, tự mình đong đầy gạo, sắn, khoai vào từng ruột tượng, thắt chặc đầu hở lại,ngồi chờ, hoặc ru con ngủ, nắm chờ. Quá nửa đêm hoặc 1-2 giờ sang ngày hôm sau làm xong nhiệm vụ anh em du kích quay lại nhà chị Bốn Cận gõ đúng lại ám hiệu lúc tối ngày hôm trước. Cuộc gặp gỡ vẫn phải trong im lặng, họ nhận ra nhau trong hơi thở và ám hiệu quy định sẳn. Chị Bốn Cận lần lượt đưa các ruột tượng đựng đầy gạo, sắn ra cho anh em du kích. Nếu cần phải nói với nhau điều gì thì họ nói khẻ thì thầm qua khe hở của những tấm cửa làm bằng liếp tre, không có âm thanh phát ra.Cứ 8-10 ngày đêm lại có một cuộc gặp nhau như vậy giữa chị Bốn Cận và anh em du kích xã Điện Minh. Nhờ thế mà anh em du kích Điện Minh ban ngày sống lánh mình ở xã bạn Điện Nam để học tập kỹ chiến thuật,chiến đấu xây dựng thành thành những Trung đội, Đại Đội sau này bổ sung cho lực lượng quân chủ lực Điện Bàn.
Việc trao đổi ám hiệu để nhận tiếp tề lương thực, cũng có lúc nhận xong ám hiệu chị Bốn Cận đưa tay ra lấy ruột tượng, hy vọng là được nắm tay anh trong đêm nhưng chỉ có chiến sĩ.Mổi lần như vậy thường từ 5-đến 7 ruột tượng gạo no tròn, mỗi ruột tượng phải đến một ang gạo chứ ít ỏi gì. Lúc đầu nhà còn gạo nhưng sau chị và các con phải ăn khoai sắn, nhịn phần gạo cho anh em du kích xã nhà.
Vì vậy trong những năm 1946 - 1952, khu tam giác Điện Bình - Đông Lý - Vĩnh Điện... du kích phát triển rất mạnh, làm được chức năng bao vây kinh tế địch. Có khi anh em đi công tác bị kẹt lại không về vùng an toàn kịp, thì ở lại nhà cơ sở, trong những căn hầm bí mật phênh hai ngăn tại nhà bác Cửu, hay các hầm bí mật do chị Bốn Cận chuẩn bị sẵn ở chuồng trâu nhà bác Song, ở cổng ngõ nhà cô Độ, hoặc hầm bí mật ở lũy tre làng ven bờ Bàu Ấu...
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta từ cầm cự 1946,đến phòng ngự, tranh chấp để giữ vùng tự do từ 1948 - 1952. Mùa Xuân năm1953, khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, quân ta chuyển dần sang thế phản công địch trên toàn quốc.Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Hiệp định Gơ-ne-ve-vơ được ký kết .Cuộc chiến tranh giữa quân và dân Việt Nam với Đội quân viễn chinh Pháp kết thúc ngày 21 tháng 7 năm 1954. Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ máy chỉ đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời rút ra phía Bắc vĩ tuyến 17 , chờ hai năm Chính quyền hai miền Nam Bắc tổ chức Hiệp thương thống nhất nước Việt Nam.
Cuộc phân ly kẻ Bắc người Nam vì nhiệm vụ cách mạng bắt đầu.Chị Bốn Cận là một Đảng viên cộng sản qua thử thách trong cuộc kháng chiến chông Pháp và tay sai đã tỏ rỏ là một chiến sỹ cộng sản kiên cường. Trong yêu cầu của nhiệm vụ mới chị được tổ chức đảng hoàn toàn tin tưởng. Một trong những điều kiện để tổ chức đảng tin ở chị là chị đã biết giấu mình trong lòng dân để hoạt động cách mạng.Là một đảng viên đã kinh qua thử thách, đủ bản lĩnh và sự kiên cường cũng như lòng trung thành với Đảng. Ngày anh Nguyễn Tấn Minh - xã đội trưởng Điện Minh đi tập kết, do phải giữ lại bí mật thân phận,chị Bốn Cận dẫn 3 đứa con bí mật gặp chồng. Chị khóc, anh nói nhỏ: “Mình ở lại với cha mẹ hai bên và các con. Anh đi hai năm nữa tổng tuyển cử anh mới về!” Nhưng đó là lời anh nói sau cùng với vợ và là người đồng chí của mình, suốt bao năm đồng cam cộng khổ.
Sau tháng 7/1954, miền Nam u ám, Điện Bàn nằm trong tay giặc kiểm soát. Máu người yêu nước Điện Bàn thắm đỏ trên những đường làng ngỏ xóm. Dưới bày tay của Trần Quốc Thái - một tên khát máu, con nuôi của Ngô Đình Cẩn - lãnh chúa miền Trung. Toàn huyện Điện Bàn vào năm này có 28 xã được Cách mạng chia thành 4 vùng A, B, C, K. Điện Minh nằm ở vùng A có 6 xã, nơi phải nhận chịu cảnh “sám hối ly khai”, “tố Cộng - diệt Cộng”, rồi luật 10/59, chúng đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, dân tình ly tán, họ hàng phân ly. Chúng bắt cha mẹ người có con đi tập kết, vợ có chồng đi kháng chiến không về, dồn về chỗ tập trung của chúng để dễ kiểm soát. Trước hoàn cảnh đó chị Bốn Cận lặng mình trong nỗi đau dân tộc, nhiều người thân của mình bị giặc kèm tra,khủng bố... chị trà trộn trong dân, rỉ tai bà con giữ mình, giữ vững ý chí cách mạng. Chị về sống với cha mẹ chồng, nuôi con hiền thục, nhưng ban đêm chị Bốn Cận lách mình vào bóng đêm đến nhà cơ sở, truyền đạt cho cơ sở, biết nối thâm tình, giữ yên lòng trung với Bác. Chưa sáng đã thấy chị ngoài đồng, trên nương khoai, thấy chị sớm đi, trưa về. Với con, và mẹ chồng, chăm sóc chu đáo, niềm nở với xóm làng, nhân hậu với giới trẻ. Nhưng bọn cú vọ núp lén trong dân không để yên cho chị Bốn Cận - một phụ nữ đẹp nết đẹp người, thân thiện với mọi người, trước ngày bọn Trần Quốc Thái cho bọn mật vụ bắt, Chi bộ họp ra nghị quyết: Cho chị rút vào bí mật. Tin chị Bốn Cận tự dưng biến mất làm cho quân của bọn Trần Quốc Thái tức điên lên. Hôm bắt được Trần Thị Vân, một cán bộ của Đảng phụ trách Gò Nổi, chúng tra khảo rất dữ nhưng không lấy được tin gì. Năm 1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ, bọn Trần Quốc Thái bị trừng trị, mật vụ - công an Điện Bàn có đổi nhiều tên mới, nhưng bọn tề - điệp vẫn còn nhan nhãn... Điện Bàn năm đó khắp nơi đồng khởi, một số vùng trọng điểm, nhân dân đã vùng lên làm chủ như vùng K, gồm các xã Hồng Quang, Phong Chính, Tân Nhơn (Gò Nổi) và một phần vùng C, ấp chiến lược chúng lập ra để ngăn cách Cách mạng với dân đã bị sức mạnh của nhân dân cuốn phăng đi, mở ra một chân trời mới. Chị Bốn Cận lao vào công tác, khôi phục mạng lưới cơ sở trong vùng địch kiểm soát, giúp bà con nhìn rõ bộ mặt hại nước của bọn cầm quyền ở miền Nam. Dân tin chị, bảo vệ, che chở cho chị trong những lúc giặc càn. 3 đứa con của chị biết mẹ là cán bộ cách mạng, hai cháu biết đỡ đần cho chị công việc nhà, việc đồng áng, hai anh em còn giúp chị đưa thư đến điểm cho các đồng chí lãnh đạo. Mưu trí và dũng cảm là tâm thế của tuổi trẻ, khi gặp khó khăn biết xử lý, thông minh qua mắt được kẻ thù. Hai con của chị trưởng thành và được tổ chức kết nạp vào Đảng, nhà chị đủ số lượng Đảng viên cho 1 chi bộ. Chi bộ gia đình Bốn Cận gồm có 3 đảng viên:Bốn Cận làm bí thư, hai con của chị với anh Nguyễn Tấn Minh, một trai, một gái là đảng viên trong chi bộ nhà Bốn Cận. Cùng với các chi bộ khác trong Đảng bộ xã Điện Minh, chi bộ Bốn Cận đã góp phần tích cực nhất lãnh đạo toàn dân đánh địch trong lòng địch, vận động nhân dân nổi dậy hết đợt này đến đợt khác phá ấp chiến lược, dồn dân vào ngủ quanh đồn để làm bia đở đạn cho chúng, diệt những tên ác ôn làm tay sai chỉ điểm nằm vùng cho mật vụ Pháp và Phòng nhì Nguỵ làm tê liệt âm mưu diệt công của chúng.
Năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn quyết liệt, địch mở nhiều cuộc càn quét với qui mô khủng khiếp, lực lượng xe tăng, thiết giáp của liên quân: Mỹ - Ngụy và Chư hầu trên chiến trường Quảng Nam mở những trận đánh lớn vào khu căn cứ và vùng giải phóng. Chúng thu hẹp vùng kiểm soát của cách mạng. Trên địa bàn huyện Điện Bàn,một số thôn của Điện Minh bị địch chiếm lại, đóng đồn, bọn tề ngụy lưu vong trở về lập tề. Không để cho địch kiểm soát, chị Bốn Cận cải trang, nay hình này mai dáng khác, sống lẫn trong dân và xử lý những tình huống khó trước kẻ thù, giành thắng lợi, được nhân dân tin yêu và mến phục.
Tết Trung thu năm Kỷ Dậu, chị Bốn Cận nhận nhiệm vụ về vùng địch kiểm tra tình hình địch chuẩn bị cho cuộc tổng công kích mùa Xuân năm 1969 bằng cách tổ chức ngày Trung thu cho các cháu. Gặp chị Cận nhân dân thôn Trung Phú, La Qua, nhà bác Cửu, bác Song... vui mừng chưa tan tiếng cười, bất ngờ lính biệt kích, bảo an, dân vệ có xe tăng, xe bọc thép dàn hàng ngang bắn như xối xả vào thôn Trung Phú, trong lúc hỗn loạn, chị Bốn Cận và người con gáivừa tròn 1 một tuổi Đảng chạy vội ra khu gò Mã Trắng, dở nắp hầm bí mật... Bọn địch cho xe M118 cày nát thôn Trung Phú, khơi hầm bí mật Gò Mã Trắng bắn chết đứa con gái của chị. Bắt chị về Vĩnh Điện cho mở tiệc ăn mừng và tra tấn chị tàn bạo. Thân thể một người đàn bà mảnh dẻ phải chịu nhiều cú đánh, đá, đạp của dày bốt-đờ-xô, cực hình bằng nước xà bông pha ớt, bằng bỏ rắn bò vào ống quần,đóng đinh vào năm đầu ngón tay, làm chị Bốn Cận chết đi sống lại nhiều lần. Không lấy được lời khai nào, chúng quay ra dụ dỗ. Chị Bốn Cận chửi thẳng vào mặt quân bán nước: “Cách mạng có nhân dân nhất định thắng lợi! Ngày tàn của chúng bay sắp đến rồi”. Bọn chỉ huy tức tối đem chị ra giữa chợ Vĩnh Điện bắn chết và cắt đầu cắm giữa chợ, uy hiếp tinh thần nhân dân. Nhưng bất chấp sự hăm dọa của bọn ngụy quân ngụy quyền Điện bàn, nhiều giai thoại về chị Bốn Cận được truyền tụng, trong đó truyện hiển linh về chị. Một trong những giai thoại đó là chị đã hiển linh hỏi tội tên giặc bắn và cắt đầu chị, tên này đã hóa điên và bỏ ngũ. Nhân dân Điện Minh thương tiếc, có nhà lập Bát hương trên bàn thờ, thắp nhang cúng chị xem chị hiện hình như một thánh hiền che chở cho làng xóm và nhân dân.
Mùa Xuân năm 1970, anh Nguyễn Tấn Minh, chồng chị Bốn Cận,ở Miền Bắc, cùng lúc nhận 2 hung tin vợ và con gái anh đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.Họ ngã xuống ngay trên mãnh đất quê hương-nơi mà máu anh đã từng đổ trong cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Pháp.Anh lập bàn thờ Chị Bốn Cận và con gái ngay tại nhà anh giữa Thủ đô Hà Nội. Đồng chí, đồng đội, đồng hương Điện Bàn đã đến đây thắp hương cúi đầu mặc niệm chị Bốn Cận và cháu Nguyễn Thị Tùng như đã từng cúi đầu tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ hy sinh vì Tổ quốc Việt Nam anh hùng. Đ/c Phạm Hồng quê ở Điện Minh là cán bộ tiền khởi nghĩa,hiện đang sinh sống trên thành phố Đà Nẵng, tâm sự:“Nguyễn Tấn Minh - Nguyễn Thị Cận - một đôi vợ chồng cách mạng, hết lòng vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Vợ chồng trẻ mà anh một nơi, chị một ngã, vẫn không thay lòng đổi dạ. Đức độ hy sinh của Bốn Cận là vô cùng cao quý đối với Đảng, với dân. Khi sa vào tay giặc, thì ngoan cường, để lại tiếng thơm cho quê hương, dòng họ, muôn đời cho con cháu noi theo.
Hôm nay, viết lại những dòng tâm sự này, thay một nén tâm hương tưởng nhớ chị Bốn Cận - một đảng viên, một phụ nữ anh hùng trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta như bao nữ anh hung khác đã hy sinh vì nền Độc Lập Tự Do cho Tổ Quốc.
.../...