Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2008

Ý kiến người xây dựng

Ngày 6/10/2007, Hội xây dựng TP.Đà Nẵng đã tiến hành Đại hội Xây Dựng nhiệm kỳ 5 (2007-2012). Tại Đại hội sau khi thông qua các báo cáo, điều lệ và bầu ban chấp hành. Đại hội cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp và các tham luận của các Đại biểu về tham dự. Với mục tiêu là cũng cố kiện toàn tổ chức và phát huy hơn nữa trong sự nghiệp của những người làm công tác quy hoạch-kiến trúc-xây dựng. Đô thị & phát triển kỳ này xin được trích đăng bài tham luận của kỹ sư Phạm Minh Thông, nguyên uỷ viên ban chấp hành khoá 3 của Hội xây dựng Đà Nẵng.

Qua vụ sập cầu cần thơ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập Uỷ ban Quốc gia điều tra sự cố sập đường dẫn cầu Cần Thơ do Bộ Trưởng Bộ Xây dựng làm chủ tịch và thành viên là thứ trưởng các Bộ: Công an. Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hội khoa học cầu đường Việt Nam đồng thời Uỷ ban khoa học và Công nghệ của Quốc Hội, đại diện cơ quan khoa học của Nhật Bản tham gia làm rỏ nguyên nhân. Và qua các thông tin của các báo đài chúng ta cũng nhận thấy các Công ty cung ứng lao động cho đối tác đều không qua đào tạo kỹ năng nghề nghiệp đa số lực lượng này được các công ty tuyển dụng từ những nông dân sau mùa gieo gặt, những lao đôngj từ các nơi tìm kiếm việc làm...ít thấu hiểu sự an toàn trong lao động nên dẫn đến sự tổn vong lớn trong thi công. Chính những sự việc qua ở mổi chúng ta với những người có tâm huyết nghề nghiệp phải nhận thấy vai trò đầu tiên của mình là phải biết nghỉ gì, làm gì để đóng góp trong công cuộc xây dựng và kiến thiết Đất nước. Vì vậy trước Đại hội nhiệm kỳ V này (2007-2012) tôi xin phép trình bày 3 ý tưởng không ngoài những mục đích trên.
1. Đội ngũ công nhân lành nghề xây dựng trên thị trường hiện nay rất khan híêm. đặc biệt với tốc độ đô thị hoá lại càng khan hiếm hơn. Nhiều công trình khi chính thức khởi công lúc đầu ai nấy cũng thấy một lực lượng thật hùng hậu nhưng rồi lại vắng tanh chỉ lác đác một vài chục người trên một công trình, từ đó dẫn đến công trình chậm tiến độ thi công, thi công kém chất lượng (ở đây cũng loại trừ nguồn vốn và mức đầu tư trang thiết bị kỹ thuật). Lương thu nhập cho lao động không ổn định và thống nhất, đa số tự phát theo cái cách ở mổi chủ đầu tư nên nảy sinh biến động nơi thiếu nơi thừa.
Vì vậy, trước những diển cảnh ngày càng bộc rỏ sự thiếu hụt của vai trò người thợ, Hội chúng ta nên thành lập một công ty cung ứng và cho thuê lao động xây dựng đã qua đào tạo. Thực tế cho thấy một số nước như: Hongkong, Malai, Singapore nhờ có sự đầu tư phát triển nguồn năng lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng, chỉ trong một thời gian ngắn tái thiết đất nước, họ đã trở thành những “con rồng” châu Á. Yếu tố trở nên hùng mạnh đó là: trình đọ giáo dục, công nghệ, khoa học kỹ thuật.
Cũng như bao nghành khác trong xã hội, người công nhân kỹ thuật xây dựng là một loại hình đặc biệt, được tự do mặc cả giá lao động mà Nhà nước chưa có cơ chế cụ thể. Bởi thế, khi xã hội hoá ngành thi công xây dựngbao nhiêu thì Nhà nước không năm được lực lượng công nhân xây dựng lành nghề bấy nhiêu? Do đó, sự thành lập và cho ra đời công ty cung ứng và cho thuê lao động đã qua đào tạo là điều cần thiết và cấp bách hiện nay. Dù rằng trong thời điểm này chưa có việc làm, nhưng họ sẻ có kỹ năng để đón bắt cơ hội trong bối cảnh hội nhập và cơ hội sẻ đến nhiều hơn khi người lao động được đào tạo có kiến thức, kỹ năng làm việc đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.
2. Phản biện khoa học là một yêu cầu thiết thực nhất của Hội ta với công cuộc tái thiết đất nước hiện nay. Thế nhưng để làm tốt nhiệm vụ “tư vấn-phản biện” chúng ta cần cóhai điều kiện là: Người nói và người nghe.
- Để nói được Hội phải thực sự có cách chuyên gia am tường trong từng lĩnh vực Khoa học xây dựng, tích luỷ nhiều kinh nghiệm, có khả năng nắm bắt được sự phát triển mới của khoa học xây dựng, biết vận dụng các khoa học đó vào thực tiển, có năng lực truyền thụ và thuyết phục để tham gia với Nhà nước trong lĩnh vực “Phản biện khoa học xây dựng”. Hội cần chú trọng và có kế hoạch phát huy kinh nghiệm các chuyên gia này trong hoạt động tư vấn phản biện của Hội.
- Người nghe là các nhà quản lý Nhà nước cần xem việc “Tư vấn phản biện“ là một nhu cầu thựờng xuyên trong công việc quản lý. Thực sự cầu thị, xem ý kiến phản biện của các chuyên gia , các nhà khoa học là rất cần thiết cho quyết sách về chủ trương tái thiết của mình. Ở Thành phố ta, các nhà lãnh đạo đã có quan tâm nhưng chưa coi trọng đúng mức đến “Phản biện khoa học”. Tuy chưa có trường hợp nào trầm trọng nhưng cũng đã để lại cho Thành phố những những hình ảnh chưa đẹp về thẩm mỹ Kiến trúc, về chất lượng các Công trình xây dựng Quy hoạch nói chung. Gần đây UBND Thành phố ban hành Quyết định số 6568 về Quản lý xây dựng mặt tiền đường Trường sa . Nội dung của quyết định này thể hiện một bước tiến mới, thiết thực cho công cuộc quản lý tái thiết Thành phố hiện nay, rất đáng hoan nghênh.Ứơc gì tất cả các đường phố khác cũng có được quyết định tương tự như đường Trường Sa.Thế nhưng, nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy những quy định về : Hình thức Kiến trúc,màu sắc, chiều cao nhà phố mặt tiền...thì sẽ thấy những quy định này chưa đủ tính dứt khoát của một quyết định Nhà nước, người thực hiện sẽ gặp nhiều lúng túng, người dân sẽ phải chờ đợi sự xin cho ý kiến.
3. Đà Nẵng chỉ có khoản 1250 Km2 với khoảng 750.000 dân hiện nay, cho rằng đến năm 2015 Đà nẵng thực sự trở thành Trung tâm Văn hoá Giáo dục;Du lịch Thể thao;Ngân hàng và Ngoại giao của Miền Trung và Tây Nguyên thì dân số có thể tăng đến hơn 1 triệu người, liệu có còn đất để xây dựng nhà như hiện nay cho dân ở không? (Tôi ước tính hiện nay có đến 5% dân số Đà nẵng là người vảng lai từ Miền ngoài và Bắc Miền trung vào đây sinh kế). Hội ta có thể kiến nghị với Thành phố thay vì bán những lô đất đắc địa trên mặt đất trong nội thành như hiện nay, ta bán những không gian “đắc địa” trong nội thành cho những nhà đầu tư nhiều tiền như Ngân hàng hay người nước ngoài, còn dân ở trên những tuyến phố nội thành “đắc địa” này, họ chỉ phải chịu một khoảng lùi nhất định để tăng chỉ giới đường đỏ làm cho đường phố rộng ra , nhà đẹp hơn, còn Nhà nước không phải tốn nhiều tiền đền bù , giải toả, dân không còn thắc mắc , bởi họ vẫn được ở mặt tiền như cũ. Đương nhiên không phải tuyến phố nội thành nào ta cũng làm như vậy.
Trong lỉnh vực kinh nghiệm và thực tiển của đầu Thế kỹ 21 này có một Nhà khoa học già đã nói : “Tôi chống là chống cái không thật, cái giả vờ, chứ cái thể nghiệm thì sao lại chống. Ưu điểm của lớp trẻ là không biết điều, chứ biết điều qúa thì lại trở thành ông già? Vấn đề là cái không biết điều ấy là không biết điều chân thât”.
Tái thiết một Làng, một Xã, một Phường, một Thành Phố là việc làm mang tính lịch sữ xã hội to lớn. Nó gắng liền với nhân cách của những tác giả trong từng giai đoạn lịch sữ đó. Vì vậy, phản biện nghiêm túc của ngày hôm nay là cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

0 comments: